Góc so le trong, góc đồng vị - lý thuyết về các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

\[{\widehat A_1} = {\widehat B_1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\widehat A_2} = {\widehat B_2}\\{\widehat A_3} = {\widehat B_1}\\{\widehat A_2} + {\widehat B_1} = {180^0}\end{array} \right.\]

1. Góc so le trong, góc đồng vị

Trên hình vẽ ta có:

- Hai cặp góc so le trong:

\[\widehat{A_{1}}\]và\[\widehat{B_{3}}\];\[\widehat{A_{4}}\]và\[\widehat{B_{2}}\]

- Bốn cặp góc đồng vị:

\[\widehat{A_{1}}\]và\[\widehat{B_{1}}\];\[\widehat{A_{2}}\]và\[\widehat{B_{2}}\]

\[\widehat{A_{3}}\]và\[\widehat{B_{3}}\];\[\widehat{A_{4}}\]và\[\widehat{B_{4}}\].

2. Tính chất

Nếu đường thẳng \[c\] cắt hai đường thẳng \[a\] và \[b\], trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:

a] Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.

b] Hai góc đồng vị [trong mỗi cặp] bằng nhau.

c] Hai góc trong cùng phía bù nhau

Ví dụ: Đường thẳng c cắt hai đường thẳng song song a và b [như hình vẽ].

\[{\widehat A_1} = {\widehat B_1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\widehat A_2} = {\widehat B_2}\\{\widehat A_3} = {\widehat B_1}\\{\widehat A_2} + {\widehat B_1} = {180^0}\end{array} \right.\]

Video liên quan

Chủ Đề