Chuyểnnhượng quyền sở hữu thương hiệu mất bao lâu

Nhãn hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng được một thương hiệu được nhiều người biết đến thì cần mất rất nhiều thời gian. Từ thực tế này, nhiều doanh nghiệp muốn rút ngắn thời gian xây dựng thương hiệu của mình có thể chọn phương án nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của các doanh nghiệp khác đã có thương hiệu trên thị trường. Vậy chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là gì?

Quy định chung về chuyển nhượng nhãn hiệu

Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp].

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng nhãn hiệu

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

3. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; 2. Căn cứ chuyển nhượng; 3. Giá chuyển nhượng;

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Thủ tục ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

Hồ sơ cần thiết để tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm: 1. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu [bản gốc] 2. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu [theo hướng dẫn]

3. Giấy ủy quyền [đã ký tên và đóng dấu, khi thực hiện qua đại diện Sở hữu công nghiệp]

Thời gian thực hiện

Theo quy định của pháp luật, thời gian thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn hợp lệ là 02 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

Nếu cần thêm bất kỳ thông tin hoặc yêu cầu tư vấn về chuyển nhượng nhãn hiệu cũng như các vấn đề Sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các thông tin dưới đây:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless

Trên 15 năm kinh nghiệm – Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0946 636 525 Tel. 024 3557 5599 / Fax. 84-24 3943 4479

Email:

Xâm phạm quyền tác giả là hành vi xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn đến tác giả, chủ sở hữu. Theo quy định tại điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, các hành vi sau đây bị xem là xâm phạm quyền tác giả:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Tùy vào mức độ vi phạm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể thực hiện biện pháp khuyến cáo-yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt; hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền như quản lý thị trường, thanh tra văn hóa-thể thao và du lịch…áp dụng biện pháp hành chính, hoặc khởi kiện dân sự để xử lý chủ thể thực hiện xâm phạm quyền tác giả.

Nếu Quý Vị có điều gì chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Trường Xuân – Ageless
Tổ chức hàng đầu Việt Nam về bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền, Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, xử lý xâm phạm…

Địa chỉ: Tầng 11, Tòa C, Hồ Gươm Plaza, Số 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0946 636 525 Tel. 024 3557 5599 / Fax. 024 3943 4479

Email:

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu chuyển  quyền sử dụng sở hữu công nghiệp của các chủ thể diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình đối với nhãn hiệu đã được chuyển giao  thì chủ thể khi được chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. Vậy điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục để chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là như thế nào.

Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

- Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009

- Nghị định 103/2006/NĐ-CP

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP

- Thông tư 263/2016/TT-BTC

Thế nào là chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:

Theo Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển quyền sử nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Khi nào thì chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

- Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khi một chủ thể khác muốn sử dụng nhãn hiệu đang được bảo hộ của chủ thể này và việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu diễn ra khi cả 2 bên đồng ý thực hiện bản hợp đồng nhãn hiệu.

Tại sao phải đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

- Đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho tổ chức, cá nhân đảm bảo được các quyền lợi của mình cũng như bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu khi có các hành vi xâm phạm quyền. 

Sự khác nhau cơ bản giữa chuyển quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng

- Khái niệm

+ Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

 Bản chất

+  Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chỉ chuyển giao quyền sử dụng. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp vẫn là bên chuyển giao. Bên nhận chuyển giao chỉ có quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp.

+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu chuyển giao tất cả các quyền của mình sang cho bên nhận chuyển giao. Bên nhận chuyển giao sẽ là chủ sở hữu mới đối với đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên chuyển giao sẽ chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tượng.

Hình thức thực hiện

Ký kết hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng được gọi tên là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.

Hợp đồng li - xăng nhãn hiệu là gì

- Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hay còng gọi là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ thể cho phép một pháp nhân hoặc một cá nhân khác sử dụng nhãn hieuj của mình trên một vùng lãnh thổ nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó nhãn hiệu được li xăng phải thuộc quyền sử dụng của bên giao li xăng.

Điều kiện để chuyển giao nhãn hiệu

- Nhãn hiệu đó đang được bảo hộ

- Nhãn hiệu phải thuộc quyền sử dụng của bên chuyển giao

Một số hạn chế chuyển giao

Quyền sử dụng nhãn hiệu tận thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;

Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép;

Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Các dạng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Hợp đồng độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào; đồng thời, bên chuyển quyền chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn được sử dụng nhãn hiệu và ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với bên thứ ba;

Hợp đồng thứ cấp: Là hợp đồng được ký kết giữa bên chuyển quyền [vốn là bên nhận chuyển quyền trong một hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác

Nội dung của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Các bên ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo thể hiện các nội dung sau đây:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

- Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

- Dạng hợp đồng;

- Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

- Thời hạn hợp đồng;

- Giá chuyển giao quyền sử dụng;

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao

- Hợp đồng giao quyền sử dụng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Thành phần hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

- 02 bản tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN

- 01 bản hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu [Bản gốc hoặc bản sao được chứng thực]; nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai

- Bản gốc văn bằng bảo hộ

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu [Trong trường hợp sở hữu chung]

- Giấy ủy quyền [Trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện]

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí [Trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ].

Thẩm quyền 

- Cục sở hữu trí tuệ 

Trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được thực hiện như sau

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng [Điểm b Khoản 40 Điều 1 của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN] kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; hoặc ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

+ Nếu hồ sơ không có thiếu sót: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký.

Khách hàng cần cung cấp

- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

- Thông tin về chuyển giao nhãn hiệu của các bên trong hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu

Công việc của chúng tôi

- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

- Nhận tài liệu từ quý khách

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email:

Video liên quan

Chủ Đề