Conceptual Skills là gì

Nếu bạn muốn trở thành một nhà quản trị được đánh giá cao, hãy nằm lòng 3 kỹ năng của nhà quản trị được đề cập trong bài viết này.

Nhiều người thường có sự nhầm lẫn về khái niệm quản trị và quản lý, sự thật đây là 2 chức vụ khác nhau trong một doanh nghiệp.

Nhà quản trị thường giải quyết những công việc như hoạch định các mục tiêu vĩ mô, lập kế hoạch và chính sách... đồng thời, kiểm tra các hoạt động của từng thành viên trong tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực hướng đến sự thành công của mục tiêu đã đề ra...

Nhà quản lý là người tiếp nhận công việc nhà quản trị bàn giao. Sau đó, người quản lý tiến hành kết nối, điều phối và thúc đẩy các nhân tố trong nội bộ để hoàn thành mục tiêu được đặt ra bởi nhà quản trị.

Vì vậy, nhà quản trị nhất định phải nắm được những kỹ năng về quản lý mới có thể "chèo lái" công ty. Edu2Review sẽ mang đến 3 kỹ năng của nhà quản trị giúp bạn có định hướng rõ hơn trong công việc của mình.

1. Kỹ năng kỹ thuật – Technical Skills

Đây là kỹ năng liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật chuyên môn để áp dụng vào quá trình thực hiện kế hoạch nào đó trong doanh nghiệp. Một ví dụ thực tế giúp bạn hình dung rõ hơn về kỹ năng kỹ thuật:

Bạn làm trong lĩnh vực bán hàng, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn được đúc kết trong quá trình học tập, trải nghiệm của bản thân trong công việc và đã từng làm việc ở nhiều công ty trong cùng một chức vụ. Trong tương lai, bạn có thể trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí giám sát bán hàng hoặc cao hơn, bởi vì bạn trải qua quá trình rèn luyện về chuyên môn, nắm vững các nghiệp vụ bán hàng, có nhiều kinh nghiệm được chắt lọc qua từng công việc bạn đảm nhiệm.

Kỹ năng kỹ thuật – Technical Skills [Nguồn: glamour]

Chức vụ cao hơn đồng nghĩa với việc kiến thức chuyên môn của nhà quản trị cũng cần nâng cao. Bạn vẫn phải tiếp tục thể hiện năng lực của mình và không ngừng phát triển kỹ năng nghiệp vụ, để chứng tỏ sự bổ nhiệm của cấp trên dành cho bạn là hoàn toàn xứng đáng.

Hãy chứng tỏ bản thân bạn hoàn toàn xứng đáng với chức vụ đảm nhiệm [Nguồn: leansigmaexperts]

Tóm lại, kỹ năng kỹ thuật là một trong những kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị cấp cao. Tuy nhiên, Technical Skills không phải là kỹ năng quá khó khăn bởi vì thông thường các nhà quản trị sẽ có thời gian làm việc từ vị trí thấp đến vị trí cao hơn nên có thể nắm vững được các nghiệp vụ từ nhỏ đến lớn.

2. Kỹ năng nhận thức/tư duy – Conceptual Skills

Kỹ năng nhận thức/tư duy đòi hỏi người quản trị phải thấu hiểu được bản chất về các chính sách, đường lối, chiến lược phát triển của công ty và có khả năng phân tích, dự đoán điểm đến cho từng mục tiêu khác nhau. Đồng thời, kỹ năng này giúp bạn giảm được sự phức tạp, rắc rối của công việc xuống mức thấp nhất.

Một công ty bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, thậm chí là không có điểm tương đồng. Nếu một nhà quản trị có khả năng nhận thức/tư duy sẽ định hướng được mục tiêu không chỉ cho bộ phận của mình mà còn của các phòng ban khác. Từ đó, bạn tiến hành phân tích các mối liên hệ giữa các bộ phận giúp việc đưa ra quyết định về mục tiêu kinh doanh của công ty sẽ trở nên dễ dàng.

Kỹ năng nhận thức/tư duy – Conceptual Skills [Nguồn: thelgroup]

Đối với các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở, không cần thiết rèn luyện kỹ năng về nhận thức/tư duy. Tuy nhiên, một nhà quản lý cấp cao nhất định phải có kỹ năng này. Đảm nhiệm một vị trí cao hơn trong công việc đòi hỏi mỗi nhà quản trị cũng phải chuyên nghiệp hơn trong cách làm việc và nhìn nhận vấn đề.

3. Kỹ năng nhân sự – Human or Interpersonal Managerial Skills

Kỹ năng nhân sự bao gồm cả kiến thức về nhân sự và khả năng thu phục lòng người của nhà quản trị thông qua những lời động viên trong công việc, khả năng điều phối nhân sự... Bên cạnh đó, điều quan trọng mà một người đứng đầu cần làm đó là tham gia làm việc với nhân viên của mình để tạo sự gắn kết và nâng cao hiệu quả công việc.

>> Trở thành nhà lãnh đạo với ngành Quản trị nhân lực tại Đại học Lao động – Xã hội cơ sở 2

Kỹ năng nhân sự – Human or Interpersonal Managerial Skills [Nguồn: pitrivertribe]

Thấu hiểu nhân sự như là một "chất xúc tác" đẩy mạnh con đường thăng tiến đến vị trí lãnh đạo cấp cao của bạn. Bên cạnh việc tạo động lực cho nhân viên, người quản trị cần phân chia, kiểm soát nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, tránh việc nhân viên lơ là công việc, không nhiệt tình kéo theo năng suất của bộ phận bị sụt giảm. Vì vậy, kỹ năng nhân sự quan trọng đối với tất cả các cấp bậc, không chỉ riêng nhà quản trị cấp cao.

3 kỹ năng trên đây là rất quan trọng và cần thiết nhất đối với một nhà quản trị thành công. Một vài ý kiến cho rằng có nhiều hơn 3 kỹ năng liên quan đến quản trị nhưng nhìn chung thì các kỹ năng đó là một phần nhỏ trong 3 mục lớn đã được nêu trong bài viết. Nếu bạn có ý định muốn thăng tiến trong công việc thì hãy rèn luyện bản thân ngay bây giờ để không bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp đang chờ đón bạn.

Đài Trang [Tổng hợp]

Tags

Quản trị

Nhà quản trị tương lai


Kỹ năng của nhà quản trị

Ngoài khả năng về chuyên môn, kỹ năng mềm giúp một người lãnh đạo giỏi phát triển rất mạnh mẽ. Cụ thể, một nhà quản trị giỏi phải có năng lực nổi bật. Ngoài ra cần có định hướng phát triển rõ ràng cho mỗi hành động của mình. Muốn vậy cần phải trau dồi và luyện tập thường xuyên không chỉ ngày một ngày hai. Vậy kỹ năng của nhà quản trị giỏi là gì?

Tổng quan vị trí của nhà quản trị trong doanh nghiệp

Khái niệm về quản trị

Nhà quản trị là những người làm ở cấp quản lý cấp trung hoặc cấp cao. Họ là người điều hành, lãnh đạo tổ chức nên sẽ đòi hỏi có những yếu tố khác với nhân viên. Có rất nhiều người tuy giỏi về chuyên môn nhưng lại thiếu những kỹ năng của nhà quản trị. Chính vì thế họ cũng sẽ khó có thể thăng tiến so với vị trí hiện tại. 

Kỹ năng quản trị là những kỹ năng liên quan đến việc tổ chức, vận hành doanh nghiệp. Nhiều người hay đánh đồng hai khái niệm “quản trị” và “quản lý” là một. Tuy nhiên bản chất lại không phải thế. Quản trị [Administration] có chức năng chính là ra quyết định. Trong khi Quản lý [Management] chủ yếu thiên về điều hành. 

Ý nghĩa các kỹ năng của nhà quản trị đối với doanh nghiệp

Đối với bản thân nhà quản trị, các kỹ năng tốt giúp họ có thể khẳng định bản thân, tạo ra sự khác biệt. Đồng thời nhà quản trị cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi biết rõ được mình cần làm gì, truyền đạt thông tin như thế nào… 

Về phía tổ chức, nếu những người đứng đầu – các nhà quản trị có kỹ năng tốt sẽ góp phần rất lớn giúp công ty phát triển. Cụ thể như: các thành viên trong công ty sẽ được kết nối hiệu quả hơn; thông tin được truyền đạt rõ ràng, thông suốt; nguồn lực được phân bổ tối ưu nhất có thể… 

Nhà quản trị là vị trí yếu cầu kỹ năng cao

Top 3 kỹ năng của nhà quản trị cần có

Nói đến 3 kỹ năng của nhà quản trị mà bạn cho là cần thiết nhất, hẳn sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng năng lực giao tiếp chiếm đến 85% thành công của người lãnh đạo. Có người lại cho rằng việc định hướng và xác lập mục tiêu rõ ràng mới là nền tảng cốt lõi nhất. Một số khác lại đề cao khả năng lắng nghe và thái độ tích cực… 

Dưới đây, Blog TopCV chỉ ra 3 nhóm các kỹ năng của nhà quản trị văn phòng điển hình nhất cần có. Chắc hẳn kỹ năng mà bạn tìm kiếm cũng sẽ thuộc 1 trong 3 nhóm kỹ năng này. 

Nhóm kỹ năng chuyên môn – Technical Skills

Kiến thức chuyên môn luôn là yêu cầu được đề cập đến trước kỹ năng. Trình độ chuyên môn cao sẽ là tiêu chí đầu tiên để bạn được đề bạt lên những vị trí cao hơn hiện tại. Chuyên môn quản trị tốt nghĩa là bạn có hiểu biết sâu rộng về các kiến thức thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời thành thạo các hoạt động chuyên ngành như các phương pháp làm việc, các chu trình, thủ tục hay kỹ thuật quản trị nào đó.  Chuyên môn là yếu tố gắn liền với lĩnh vực và nghề nghiệp cụ thể của mỗi người. Vì thế đây là yếu tố dễ dàng đánh giá hơn cả. 

Nhìn rộng hơn ngoài lĩnh vực quản trị, bất kể ngành nghề nào muốn có chuyên môn tốt cũng phải được đào tạo bài bản. Đồng thời kiến thức cũng có thể tích lũy bằng cách trải nghiệm thực tế. Kỹ năng chuyên môn là một trong những nội dung bạn nên làm nổi bật trong CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Nếu chuyên môn tốt nghĩa là bạn đã có 50% cơ hội thành công! 

Nhóm kỹ năng nhận thức và tư duy – Conceptual Skills 

Kỹ năng của nhà quản trị giỏi chắc chắn cần rất nhiều đến sự nhận thức và tư duy. Bởi vì họ là những người điều hành, đi đầu nên một tầm nhìn tốt, khả năng nhận thức vượt trội sẽ chèo lái cả một tập thể. Một số kỹ năng cụ thể trong nhóm Conceptual Skills như kỹ năng phân tích vấn đề, khả năng tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc tư duy sáng tạo… 

Ví dụ, kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những giải pháp tối ưu cho các tình huống khác nhau. Đồng thời có thể kiểm soát các tình huống vượt quá tầm tay. Như vậy tình huống nào cũng có thể từ bất lợi thành có lợi nếu bạn tư duy và hành động tốt. 

Tư duy tốt hướng đến hành động hiệu quả

Kỹ năng quản lý nhân sự –  Human or Interpersonal Managerial Skills 

Kỹ năng về nhân sự là một trong 3 kỹ năng của nhà quản trị quan trọng bậc nhất. Đừng nghĩ chỉ có bộ phận nhân sự hay tuyển dụng mới cần “nhìn người” giỏi. Kỹ năng quản trị nhân sự ở đây đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng mềm khác nhau. 

Ví dụ như kỹ năng giao tiếp [Communication Skills] giúp bạn đối mặt được với nhiều kiểu nhân viên khác nhau. Có người thích thể hiện quan điểm mạnh mẽ, người lại hướng nội ít nói… Với mỗi đối tượng khác nhau cách giao tiếp cũng cần phải phù hợp. 

Gắn liền với giao tiếp không thể không nhắc đến kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe cũng là kỹ năng giao tiếp cần phải luyện tập. Không phải cứ đối chất, nói lấn át mọi người xung quanh là tốt. Khi bạn biết lắng nghe, bạn sẽ hiểu người khác hơn. Ngoài ra cũng khiến họ tin tưởng bạn và cảm thấy được tôn trọng hơn.

Ngoài ra, khả năng quản lý nhân sự còn là biết đánh giá, phân bổ nhân lực hợp lý. Làm cách nào để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên phát triển, hợp tác làm việc hiệu quả nhất. 

Các kỹ năng bổ trợ khác

Rất nhiều các kỹ năng của nhà quản trị khác bạn có thể tham khảo để trau dồi thêm. Cụ thể: 

Kỹ năng thuyết trình

Tưởng tượng bạn là một CEO nhưng khi đứng trước nhân viên lại nói ấp úng, không thể nói rõ ý tưởng của mình. Bạn thường xuyên phải nhờ đến thư ký hay trợ lý để nói thay mình. Vậy mọi người có thể hoài nghi về năng lực thực sự của bạn không? 

Nhà quản trị thường xuyên phải đứng trước những cuộc họp để trình bày về định hướng công việc, trao đổi với đối tác… Thuyết trình là một kỹ năng chìa khóa giúp bạn truyền được thông tin và quan điểm của mình cho người nghe một cách rõ ràng và hiệu quả. Nhưng để làm tốt, bạn cần rất nhiều kỹ năng khác chứ không đơn thuần chỉ là biết nói. Một số tips thuyết trình tốt dành cho bạn như 

  • Di chuyển xung quanh thay vì ngồi hoặc tiến lùi cố định
  • Nhìn thẳng vào người nghe
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
  • Sử dụng cách truyền đạt trực quan qua hình ảnh, sơ đồ, video… 
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng và tập nói trước đó

Kỹ năng thuyết trình tốt giúp bạn tự tin

Kỹ năng ra quyết định

Trong phần đào tạo kiến thức về quản trị, ra quyết định có hẳn một phần lý thuyết riêng. Điều này cho thấy đây là một kỹ năng rất phức tạp. Một phần vì việc ra quyết định ảnh hưởng bởi rất nhiều các kỹ năng khác [phân tích, xử lý tình huống, tư duy phản biện, tầm nhìn chiến lược…]. Mặt khác ra quyết định là hoạt động ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả công việc và rất nhiều người. Cấp quản lý càng cao, tầm ảnh hưởng của quyết định càng lớn. 

Bạn cần phải hoàn thiện bản thân, hạn chế tối đa những quyết định sai lầm, mạo hiểm. Đồng thời có tâm lý vững vàng trước mọi quyết định và không ngại chịu trách nhiệm nếu  như thất bại. 

Kỹ năng quản lý thời gian

Thực sự, với những người đi làm ở vị trí cấp cao, việc tiết kiệm thời gian với họ quan trọng hơn cả tiết kiệm tiền. Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng không thể thiếu ở nhà quản trị giỏi. Bạn nên biết cách phân chia và quản lý thời gian chặt chẽ. Một hoạt động bổ trợ đắc lực cho kỹ năng này chính là kỹ năng lập kế hoạch. Lập kế hoạch tốt không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian do biết mình phải làm gì, làm như thế nào. Điều này còn hỗ trợ việc theo dõi tiến độ công việc tốt hơn. 

Trong thời đại 4.0, có rất nhiều công cụ giúp bạn quản lý thời gian đơn giản, dễ dàng. Ví dụ như báo thức để nhắc nhớ các công việc, note lịch hẹn trên các ứng dụng Calendar, sử dụng Ghi chú [Notes] để ghi nhớ việc cần làm… 

Kỹ năng quản lý thời gian rất cần thiết với những vị trí quản lý có khối lượng công việc lớn

Kỹ năng tương tác liên cá nhân 

Đối với những kỹ năng của nhà quản trị, Interpersonal Skills – kỹ năng tương tác liên cá nhân có lẽ được ít người biết đến. Tuy nhiên đây chỉ là cách gọi khác của hàng loạt các kỹ năng quen thuộc như  tổ chức, đội nhóm, cộng tác, đồng cảm… Nhà quản trị giỏi là người hiểu được động lực của đồng đội, liên kết được với các cá tính khác nhau. Kỹ năng này cũng có thể áp dụng với đối thủ cạnh tranh. Bởi “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.” Nếu hiểu đối phương kĩ lưỡng, cũng sẽ thuận tiện trong việc làm ăn. 

Tìm việc làm quản trị ở đâu

Nếu bạn cảm thấy muốn “thực chiến” để trau dồi các kỹ năng trên và sớm trở thành nhà quản trị trong tương lai, bạn có thể ứng tuyển các việc làm về quản trị. Cụ thể như việc làm Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề cực hot hiện nay. Địa chỉ uy tín để tham khảo các tin tuyển dụng cho bạn chính là TopCV. 

>>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh là gì? Nên học trường nào tốt nhất?

TopCV là nền tảng Kết nối cơ hội sự nghiệp hàng đầu Việt Nam. Không chỉ hỗ trợ tạo CV chuyên nghiệp, website còn có chế độ tìm việc thông minh. Chỉ cần tạo hồ sơ online và bật chế độ tìm việc, các nhà tuyển dụng uy tín sẽ chủ động mời bạn ứng tuyển các công việc phù hợp nhất. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và an toàn hơn khi đi tìm việc.

Hy vọng những chia sẻ về kỹ năng của nhà quản trị trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Đừng bỏ lỡ các bài viết chia sẻ kinh nghiệm việc làm khác trên Blog TopCV nhé! 

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề