Kết cấu hàng bán là gì

1. Đánh giá chung tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện được các khoản thu nhập đó.

Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú nên lợi nhuận trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn: từ hoạt động kinh doanh và từ các hoạt động khác.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từ hoạt động tài chính. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận tạo ra trong doanh nghiệp.hoc ke toan truc tuyen mien phi

Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Lợi nhuận khác được xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập bất thường và chi phí bất thường. Thu nhập khác của doanh nghiệp thường bao gồm:

+] Thu nhập về nhượng, bán thanh lý tài sản cố định

+] Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng

+] Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ diễn đàn xuất nhập khẩu

+] Thu các khoản nợ không xác định được chủ

+] Các khoản thu nhập từ những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra.

Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận là đánh giá sự biến động của tổng lợi nhuận cũng như của từng bộ phận lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch, giữa kỳ này với kỳ trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó

2. Phân tích lợi nhuận thuần về bán hàng

Hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, là bộ phân hoạt động chính, thể hiện những nét đặc trưng của doanh nghiệp. Các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp cũng chủ yếu tập trung cho hoạt động này và lẽ đương nhiên, kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng trông chờ vào hoạt động này.tài liệu tin học văn phòng cơ bản

Chính vì vậy, nhiều người quan tâm đến hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp, muốn nhận thức đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp để có quyết định tài chính đúng đắn. Muốn vậy, cần đi sâu phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

>> Xem thêm:Quy trình phân tích khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp

Nếu ký hiệu doanh thu thuần từ bán hàng là D, giá vốn hàng xuất bán là Z, chi phí bán hàng là Cb, chi phí quản lý doanh nghiệp là Cq thì lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng được xác định như sau:

P = [D Z Cb C q]

Nếu quan niệm doanh thu thuần phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra [qt] và giá bán bình quân của từng loại sản phẩm [g]. Giá vốn hàng xuất bán phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm tiêu thụ.

Còn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm thì công thức tổng quát tính lợi nhuận thuần từ bán hàng được xác định như sau:học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu

Từ công thức trên ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng phụ thuộc vào 6 nhân tố: số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán sản phẩm tiêu thụ, giá vốn sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý sản phẩm tiêu thụ.

Ảnh hưởng của các nhân tốđến kết quả kinh tế

Để xác định ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến lợi nhuận có thể dùng phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh tế như sau:

Do ảnh hưởng của số lượng sản phẩm tiêu thụ:

Do ảnh hưởng của kết cấu sản phẩm tiêu thụ:

Do ảnh hưởng của giá bán sản phẩm tiêu thụ:

Δg = Σqti1 × [gi1 gi0]

Do ảnh hưởng của giá vốn sản phẩm tiêu thụ:

Δz = -Σ qti1 × [zi1 zi0]

Do ảnh hưởng của chi phí bán hàng:

ΔCb = -Σ qti1 × [Cbi1 Cbi0]

Do ảnh hưởng của chi phí quản lý sản phẩm tiêu thụ:

q = -Σ qti1 × [Cqi1 Cqi0]

Trên cơ sở xác định ảnh hưởng của từng nhân tố, cần đi sâu phân tích, tìm nguyên nhân gây nên sự chênh lệch của các nhân tố trên để có biện pháp tác động nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sau đây là hướng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận:

Đối với nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ [qt]:

Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi thì lợi nhuận cũng tăng hoặc giảm theo. Việc tăng hay giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh kết quả của công tác sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. thi tin học văn phòng

Đối với nhân tố kết cấu tiêu thụ:

Khi kết cấu tiêu thụ thay đổi thì có thể làm tăng hoặc giảm tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng bán những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp thì tổng số lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Khi phân tích, ta cần làm rõ lý do của việc thay đổi kết cấu SP tiêu thụ để có kết luận đúng.dạy kế toán online

Đối với nhân tố giá bán:

Giá bán sản phẩm thay đổi ảnh hưởng thuận chiều đến lợi nhuận. Giá cả tăng hay giảm có thể do tác động của nhân tố khách quan [thị trường], cũng có thể do chủ quan của doanh nghiệp. Trong trường hợp giá bán giảm do chất lượng sản phẩm kém, không phù hợp nhu cầu thị hiếu người tiêu dụng, cần làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý.học kế toán

Đối với nhân tố giá vốn của hàng bán ra:

Giá vốn hàng bán tăng có thể do giá nguyên nhiên, vật liệu trong quá trình sản xuất tăng, cũng có thể do kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có trường hợp để tăng chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tăng chi phí đầu vào, song khi bán hàng doanh nghiệp lại bán được giá cao hơn hoặc khối lượng hàng hoá bán ra nhiều hơn, làm tăng hiệu quả kinh doanh thì đó là thành tích của doanh nghiệp

Đối với nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:

Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng của nhân tố giá vốn của hàng hoá bán ra, xét cả về mức độ cũng như về tính chất ảnh hưởng của nóhọc kế toán trưởng ở đâu

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, Nếu chỉ thông qua lợi nhuận cao hay thấp mà doanh nghiệp thu được trong kỳ để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh tốt hay xấu thì đôi khi đưa chúng ta tới kết luận sai lầm, bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, không tương xứng với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng.

Để khắc phục khuyết điểm này, các nhà phân tích thường sử dụng thêm các chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ, với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh.

Phần này sẽ được trình bày cụ thể bài viết phân tích khả năng sinh lời trong doanh nghiệp.

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất tphcm

Bài viết liên quan

Phương pháp tiếp cận báo cáo tài chính
Tìm hiểu cấu trúc thị trường tài chính
Phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng tổng thu nhập
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn

Bài tập kế toán quản trị Kế toán quản trị đóng góp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược của DN & cải thiện lợi thế cạnh tranh DN. Sauđây là cách thức giải các bài toán về quản trị hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức cho các bạn.

Các mẫu bài tập kế toán quản trị có lời giải

Mẫu bài tập kế toán quản trị

Đề bài bài tập

Công ty ABC tổ chức sản xuất gồm 2 bộ phận : Bộ phận A sản xuất kinh doanh sản phẩm A do nhà quản lý Nguyễn Văn A phụ trách, Bộ phận B kinh doanh sản phẩm B do nhà quản lý Nguyễn Văn B phụ trách. Theo tài liệu thu thập như sau:

1. Tài liệu thống kê từ tình hình sản xuất sản phẩm A của bộ phận A như sau:

2. Tài liệu khác trong năm 2019 : Biến phí bán hàng : 200đ/sp A ; Tổng định phí bán hàng hằng năm của sản phẩm A là 796.000đ ; Định phí quản lý chung phân bổ hằng năm cho sản phẩm A là 500.000đ; Đơn giá bán 4.000đ/spA ; Sản lượng tiêu thụ 900sp ; Mức sản xuất tối thiểu là 800sp A và tối đa là 1.600spA ; Vốn hoạt động kinh doanh bình quân trong năm là 10.000.000đ và Định phí sản xuất bắt buộc của sản phẩm A hằng năm 60%, định phí bán hàng và quản lý là định phí bắt buộc.

Yêu cầu

1. Xác định biến phí sản xuất chung đơn vị và tổng định phí sản xuất chung theo phương pháp chênh lệch và theo phương pháp bình phương bé nhất.

2. Xác định biến phí đơn vị và tổng định phí sản xuất kinh doanh sản phẩm A.

3. Viết phương trình chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm A. Trên cơ sở đó, ước tính chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm A ở mức 1.000sp, 1.500sp, 1.700sp và 2.000sp. Cho biết, khi tăng quá phạm vi họat động, biến phí đơn vị tăng 5%, định phí tăng 40%.

4. Xác định phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh đơn vị hợp lý của sản phẩm A.

5. Ước tính chi phí sản xuất kinh doanh nhỏ nhất của sản phẩm A khi tạm thời ngưng kinh doanh.

6. Xác định sản lượng, doanh thu hòa vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ doanh thu an tòan và vẽ đồ thị biểu diễn cho sản phẩm A trong năm 2005.

7. Ước tính sản lượng, doanh thu để công ty đạt mức lợi luận của sản phẩm A trước thuế 200.000đ, sau thuế là 300.000đ. Cho biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.

8. Công ty đang dự tính thực hiện chính sách khuyến mãi với ý tưởng là thưởng cho mỗi sản phẩm vượt điểm hòa vốn là 40đ/sp. Tính sản lượng để công ty đạt mức lợi nhuận sau thuế 300.000đ với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%.

9. Xác định tỷ lệ phần tiền cộng thêm của sản phẩm A theo phương pháp tòan bộ và theo phương pháp trực tiếp toàn với nhu cầu sản xuất và tiêu thụ 1.500sp A, ROI mong muốn 5%. Cho biết, lãi vay ước tính 100.000đ.

10. Một khách hàng đề nghị mua số sản phẩm A tồn kho năm 2019 với mức giá 2.500đ/sp. Theo yêu cầu của Ban giám đốc, bán số sản phẩm tồn kho này chỉ thực hiện khi đảm bảo bù đắp mức lỗ của sản phẩm A trong năm 2005. Anh chị tính toán và thuyết trình cho Ban giám đốc nên thực hiện đề nghị của khách hàng hay không.

11. Công ty K đang chào hàng sản phẩm A cho Ban giám đốc với mức giá 2.400đ/sp. Anh chị phân tích và báo cáo ban giám đốc nên thực hiện đề nghị của công ty K hay không và mức giá lớn nhất có thể chấp nhận là bao nhiêu với nhu cầu dự tính 1.200sp. Cho biết nếu chấp nhận đề nghị của công ty K, công ty sẽ giải tán bộ phận sản xuất kinh doanh sản phẩm A. Vì vậy, công ty cắt giảm được toàn bộ biến phí, định phí quản trị và tận dụng vốn nhàn rỗi để liên doanh với một công ty khác với mức lãi ròng hằng năm 300.000đ, cho thuê máy móc thiết bị với thu nhập ròng hằng năm 10.000đ.

12. Năm 2019, công ty tiêu thụ được 900sp A và 1.500 hàng hóa B. Cho biết, hàng hóa B có giá bán 5.000đ/sp, giá mua 1.200đ/sp, biến phí bán hàng 800đ/sp, định phí bán hàng hằng năm 1.200.000 và định phí quản lý chung phân bổ hằng năm 2.000.000đ. Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn bộ và theo phương pháp trực tiếp, đồng thời trình bày nhận xét về đánh giá thành quả quản lý của nhà quản lý nếu sử dụng thông tin lợi nhuận, giá vốn tồn kho theo các phương pháp tính khác nhau.

13. Căn cứ số liệu câu [12] Tính doanh thu hòa vốn, doanh thu an tòan và tỷ lệ phần tiền cộng thêm tòan công ty theo phương pháp trực tiếp.

14. Căn cứ vào số liệu câu [12], giả sử đơn giá bán, biến phí đơn vị và tổng định phí không thay đổi, công ty đang xem xét để mở rộng thi trường một trong 2 sản phẩm. Theo anh chị nên chọn sản phẩm nào để mở rộng thị trường. Tính lợi nhuận công ty với quyết định tăng doanh thu sản phẩm đã chọn với mức tăng 500.000đ.

15. Căn cứ vào số liệu câu [12], đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư. Cho biết, yêu cầu trong năm 2019, ROI là 5%, RI là 584.000đ và lãi vay thực tế trong năm 120.000đ.

16. Bộ phận tư vấn M cho rằng: nên duy trì đơn giá bán, biến phí đơn vị, tổng định phí, tổng doanh thu tòan công ty như năm 2005 nhưng tăng doanh thu sản phẩm A 400.000đ và giảm doanh thu hàng hóa B : 400.000đ thì sẽ đem lại những chuyển biến tích cực hơn về doanh thu hòa vốn, doanh thu an tòan và lợi nhuận. Theo anh chị có đúng không, chứng minh, giải thích. [sinh viên tự giải].

17. Bộ phận tư vấn N cho rằng: vẫn duy trì doanh thu, số dư đảm phí, đơn giá bán và định phí như năm 2019 nhưng xây dựng lại kết cấu hàng bán theo tỷ lệ 40% sản phẩm A và 60% sản phẩm B thì sẽ có lợi hơn về doanh thu hòa vốn, doanh thu an tòan và lợi nhuận . Theo anh chị có đúng không, chứng minh, giải thích đồng thời tính sản lượng hòa vốn từng sản phẩm trong trường hợp này [sinh viên tự giải].

Lời giải bài tập kế toán quản trị

Câu 1: Phân tích chi phí hỗn hợp

Phân tích chi phí hỗn hợp theo phương phápchênh lệch:

  • Biến phí sản xuất chung đơn vị : [1.480.000đ 1.240.000đ]: [ 1.600sp 800sp] = 300đ/sp
  • Tổng định phí sản xuất chung : 1.480.000đ 1.600 sp x 300đ/sp = 1.000.000đ

Phân tích chi phí hỗn hợp theo phương pháp bình phương bé nhất [đáp số vẫn 300đ/sp và 1.000.000đ]

Câu 2: Xác định biến phí đơn vị và tổng định phí

Biến phí đơn vị : 600 đ/sp + 500 đ/sp + 300 đ/sp + 200 đ/sp = 1.600 đ/sp

Tổng định phí : 1.000.000đ + 796.000đ + 500.000đ = 2.296.000đ

Câu 3: Viết phương trình chi phí và ước tính chi phí

Phương trình chi phí từ mức sản xuất 800sp 1.600sp, Y = 1.600X + 2.296.000

  • Y[1.000] = 1.600 x 1.000 + 2.296.000 = 3.896.000đ
  • Y[1.500] = 1.600 x 1.500 + 2.296.000 = 4.696.000đ
  • Y[1.000] = 1.600 x 1.700 + 2.296.000 = 5.016.000đ

Phương trình chi phí từ mức sản xuất trên 1.600sp, Y = 1.680X + 3.214.400

  • Y[2.000] = 1.680 x 2.000 + 3.214.400 = 6.574.000đ

Câu 4: Xác định chi phí hợp lý theo mô hình ứng xử

Chi phí đơn vị cao nhất : 1.600đ/sp + [2.296.000đ : 800sp] = 4.470đ/sp

Chi phí đơn vị thấp nhất : 1.600đ/sp + [2.296.000đ : 1.600sp] = 3.035đ/sp

Chi phí đơn vị hợp lý từ : 3.035đ/sp -> 4.470đ/sp

Câu 5: Xác định chi phí nhỏ nhất khi tạm thời ngưng kinh doanh

  • Biến phí 0
  • Định phí tùy ý [quản trị] 0
  • Định phí bắt buộc không thể cắt giảm

Vậy, chi phí nhỏ nhất có thể : 1.000.000đ x 60% + 796.000đ + 500.000đ = 1.896.000đ

Câu 6 : Tính sản lượng, doanh thu hòa vốn đơn

Sản lượng hòa vốn : 2.296.000đ : [ 4.000đ/sp 1.600đ/sp] = 957sp

Doanh thu hòa vốn : 957sp x 4.000đ/sp = 3.828.000đ

Doanh thu an tòan : 3.600.000đ 3.828.000đ = 228.000đ

Tỷ lệ doanh thu an toàn : [- 228.000đ : 3.600.000đ]% = 6,33%

Đồ thị sinh viên tự vẽ []

Câu 7: Phân tích lợi nhuận [Bài tập kế toán quản trị]

Tính sản lượng và doanh thu khi có lợi nhuận trước thuế :

  • Sản lượng đạt lợi nhuận trước thuế 200.000đ : [2.296.000đ+200.000đ]: [4.000đ/sp 1.600đ/sp] = 1.040sp
  • Doanh thu đạt lợi nhuận trước thuế 200.000đ: 1.040sp x 4.000đ/sp = 4.160.000đ

Tính sản lượng và doanh thu khi có lợi nhuận sau thuế :

  • Đổi lợi nhuận sau thuế thành lợi nhuận trước thuế : 300.000đ : [100% -80%] = 375.000đ

Sản lượng đạt lợi nhuận sau thuế 300.000đ : [2.296.000đ+375.000đ]: [4.000đ/sp 1.600đ/sp] = 1.113sp

  • Doanh thu đạt lợi nhuận sau thuế 300.000đ : 1.113sp x 4.000đ/sp = 4.452.000đ

Câu 8: Phân tích lợi nhuận khi thay đổi biến phí đơn vị

  • Sản lượng để đạt mức hòa vốn : 2.296.000đ : [4.000đ/sp 1.600đ/sp] = 957sp
  • Sản lượng tăng thêm để đạt mức lợi nhuận sau thuế 300.000đ [hay trước thuế 375.000đ]: 375.000đ : [4.000đ/sp 1.600đ/sp 40đ/sp] =159sp
  • Tổng sản lượng can thiết : 957sp + 159sp = 1.116sp

Câu 9: Tính tỷ lệ phần tiền cộng thêm cho từng sản phẩm

Tỷ lệ phần tiền cộng thêm theo phương pháp tòan bộ:

Tỷ lệ phần tiền cộng thêm theo phương pháp trực tiếp:

Câu 10: Định giá bán theo mối quan hệ C-V-P

Giá bán theo yêu cầu công ty:

  • Biến phí: [1.600sp 900sp] x 1.600đ/sp = 1.120.000đ
  • Định phí còn bù đắp : 2.290.000đ 900sp [4.000đ/sp 1.600đ/sp] = 136.000đ
  • Giá bán tối thiểu : 1.120.000đ + 136.000đ = 1,256.000đ

Khả năng mua của khách hàng : 700sp x 2.500đ/sp = 1.750.000đ

Giá mua của khách hàng đảm bảo yêu cầu của công ty [1.256.000đ] và tăng thêm lợi nhuận 494.000đ. Vì vậy, công ty nên chấp nhận đề nghị của khách hàng.

Câu 11: Thông tin thích hợp ra quyết định sản xuất hay mua ngoài

  • Công ty không nên mua ngòai vì không cải thiện tình hình lợi nhuận nhưng lỗ thêm 490.000đ.
  • Giá mua ngòai tối đa trong trường hợp này : [1.680.000 + 400.000 + 310.000] : 1.200 = 1.992đ/sp

Câu 12: Lập báo cáo kết quả kinh doanh nhiều sản phẩm theo các phương pháp khác nhau

  • Sử dụng phương pháp tòan bộ hoặc phương pháp trực tiếp dẫn đến sự khác biệt lợi nhuận, giá vốn tồn kho của họat động sản xuất nên ảnh hưởng đến đánh giá thành quả quản lý của những nhà quản lý sản xuất.
  • Khi mức sản xuất lớn hơn mức tiêu thu, lợi nhuận và giá vốn thành phẩm tồn kho tính theo phương pháp tòan bộ cao hơn lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp. Do đó, nếu đánh giá thành quả của nhà quản lý sản xuất căn cứ vào lợi nhuận tính theo phương pháp tòan bộ sẽ tích cực hơn đánh giá theo lợi nhuận tính theo phương pháp trực tiếp nhưng ẩn chứa rủi ro tồn kho cao hơn trong tương lai.

Câu 13: Tính doanh thu hòa vốn cho nhiều sản phẩm

  • Doanh thu hòa vốn : 5.496.000đ : 60% = 9.160.000đ
  • Doanh thu an tòan : 11.100.000đ 9.160.000đ = 1.940.000đ
  • Tỷ lệ doanh thu an tòan : 1.940.000đ : 11.100.000đ]% = 17,48%
  • Tỷ lệ phần tiền cộng thêm theo phương pháp trực tiếp:

Câu 14: Vận dụng ý nghĩa các khái niệm cơ bản về C-V-P

  • Nếu đơn giá bán, biến phí đơn vị và tổng định phí không thay đổi, khi tăng doanh thu cùng moat mức, sản phẩm nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn sẽ đạt được mức tăng lợi nhuận lớn hơn.
  • Trường hợp công ty, sản phẩm A và hàng hóa B có cùng tỷ lệ số dư đảm phí là 60%. Vì vậy, chọn sản phẩm nào để tăng doanh thu cũng có mức tăng lợi nhuận như nhau.
  • Khi tăng doanh thu 500.000đ, lợi nhuận của công ty : 1.164.000đ + 500.000đ x 60% = 1.464.000đk

Câu 15: Đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư

  • Kế họach : RI : 200.000đ ROI : 5%
  • Thực tế : RI : [1.164.000đ +120.000] 10.000.000 x 5% = 784.000đ ROI : [1.284.000đ : 10.000.000đ]% = 12,84%
  • Kết quả : RI = 784.000đ 584.000đ = +200.000đ ROI = 12,84% 5% = 7,84%
  • Trung tâm đầu tư hòan thành trách nhiệm quản trị

XEM THÊM: Các Khóa học Kế toán Online tại

Hy vọng những hướng giải bài tập trên giúpích cho các bạn trong tham khảo cách giải bài tập. Kế toán quản trị đóng góp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược của DN & cải thiện lợi thế cạnh tranh DN

Video liên quan

Chủ Đề