Những điều cần biết về thi đại học năm 2022

Ngày 27/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị về tăng cường chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi, dự báo sát vướng mắc có thể xảy ra để chủ động phương án xử lý. Bộ cầnphối hợp chặt chẽ với các bộ, UBND tỉnh thành chuẩn bị điều kiện cần thiết để tổ chức tốt kỳ thi và sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh đại học, cao đẳng, bảo đảm công bằng, khách quan, thuận lợi cho thí sinh và nhà trường.

Công tác truyền thông cần được tăng cường nhằm cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cần thiết, giải đáp thắc mắc của thí sinh, đặc biệt là kết quả.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần chỉ đạo các sở, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Bộ Giáo dục sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh trình độ cao đẳng trong phạm vi quản lý; kịp thời giải đáp những thắc mắc của thí sinh và người dân về nội dung liên quan đến tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh thành phối hợp chỉ đạo việc dạy và học, hoàn thành kế hoạch năm học và ôn tập cho học sinh lớp 12, không thu phí dự thi đối với tất cả thí sinh tham dự kỳ thi tại địa phương. Địa phương cần vận động cá nhân, tổ chức hỗ trợ, không để thí sinh nào phải bỏ thi do hoàn cảnh khó khăn. 

Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an các tỉnh, thành phố phối hợp triển khai biện pháp bảo đảm an ninh, đặc biệt là công tác bảo mật đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi; bảo đảm an toàn khu vực in sao đề thi, khu vực chấm thi; giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn tại các địa điểm tổ chức thi trong các ngày thi.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm bảo đảm không để xảy ra ách tắc giao thông ảnh hưởng tới việc tổ chức thi. Cục Hàng không Việt Nam tạo mọi điều kiện để việc vận chuyển đề thi bằng máy bay thuận lợi và an toàn tuyệt đối.

Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện về cơ sở hạ tầng viễn thông, tạo thuận lợi cho việc công bố kết quả thi, điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và chuyển phát hồ sơ nhập học của thí sinh.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 được tổ chức từ ngày 22 đến 24/6. Bộ Giáo dục tổ chức thi 5 bài, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên [Vật lý, Hóa học, Sinh học], Khoa học Xã hội [Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên]. Trừ Văn, các môn còn lại đều thi trắc nghiệm.

Nguồn: vnexpress

Vừa rồi, chương trình tư vấn tuyển sinh 2021 trực tuyến được diễn ra, nói về vấn đề đăng ký nguyện vọng. Trong chương trình, các chuyên gia đưa ra những sai lầm thường gặp khi đăng ký nguyện vọng.

Thời gian đăng ký hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học từ ngày 27.4 - 11.5

Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhắc đến các sai lầm thí sinh [TS] cần phải tránh khi đăng ký nguyện vọng [NV]. Dù quy định cho phép TS đăng ký không giới hạn NV nhưng TS không nên đăng ký quá nhiều, cũng không nên quá ít làm hẹp cánh cổng vào đại học. Bên cạnh đó, nhiều TS chần chừ trong đăng ký rồi lại trễ các mốc thời gian nên đánh mất cơ hội.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, nhấn mạnh: “Nếu bạn chọn 30 NV cho một ngành thì không sao, nhưng cho 30 ngành thì theo tôi là không nên. Các bạn có thể chọn ngành mình thích ở trường mình chưa thích lắm, vì chọn đúng ngành vẫn luôn an toàn hơn việc phải học một ngành mà mình không phù hợp hay không thích”.

Lưu ý cho TS khi đăng ký NV, thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, khuyên TS hãy nộp có trọng tâm chứ đừng nộp một cách tràn lan.

“Khi chúng ta quan tâm về một ngành và một trường nào đó thì hãy tìm hiểu công việc mình muốn làm, có phù hợp với bản thân, kinh tế gia đình và xu hướng tương lai của xã hội hay không? Rồi ngành đó đang được đào tạo ở các trường nào, phương thức xét tuyển ở các trường cho ngành đó ra sao... Tốt nhất là xác định 3 - 5 trường đại học nằm trong khả năng của bản thân, kinh tế của gia đình và vị trí của trường trong xã hội”, thạc sĩ Thái gửi gắm.

Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng, Phó trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, tư vấn: “Khi đăng ký trực tuyến thì ở bất kỳ đâu cũng đăng ký được, nhưng tôi khuyên các em đừng đăng ký một mình. Vì hồ sơ có mã vùng, mã tỉnh, mã trường, mã ngành... rất nhiều bộ mã cần phải tham chiếu trên các hệ thống để có sự lựa chọn chính xác ghi trên hồ sơ xét tuyển, nên chúng ta không nên đăng ký một mình. Tại sao thầy cô đang bên cạnh chúng ta mà chúng ta lại không tận dụng”.

“Có 3 điều các bạn nên làm lúc này là hãy bình tĩnh để lựa chọn phương thức phù hợp, nhớ các mốc thời gian của các phương thức xét tuyển và khi được điều chỉnh NV thì hãy cố gắng thật cẩn thận. Nếu làm được như vậy thì cánh cổng đại học rộng mở cho các bạn”, thạc sĩ Trần Mạnh Thái khuyên.

Điều đặc biệt thạc sĩ Thái muốn lưu ý với tất cả TS là có hàng trăm ngành đào tạo nhưng chỉ có 6 - 7 lĩnh vực, nên TS cứ theo học vào lĩnh vực đó với những ngành có liên quan, vì hiện nay các trường đào tạo liên ngành và các bạn cũng được làm việc liên ngành để thể hiện được sự đa năng của mình. “Nên nếu không vào được ngành mình mong muốn thì lựa chọn những ngành gần”, thạc sĩ Thái chia sẻ.

> Tuyển sinh 2021: Đại học Hàng hải tuyển 3.685 chỉ tiêu

> Tuyển sinh 2021: ĐH Sư Phạm Hà Nội công bố phương án xét tuyển

Theo Thanh Niên

Sau đây là một số vấn đề quan trọng liên quan đến kỳ tuyển sinh đại học năm 2021 mà các thi sinh cần hết sức lưu ý:

1. Điều kiện dự tuyển

Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam [theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên] hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp [trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành] hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài [đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam] ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam [tốt nghiệp THPT].

Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Trong độ tuổi quy định đối với những trường, ngành có quy định về tuổi.

Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký xét tuyển [ĐKXT] hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.

Có hộ khẩu thường trú thuộc vùng tuyển quy định, nếu ĐKXT hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.

Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vào những trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp có thẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó, không được bảo lưu sang năm học sau.

2. Chính sách ưu tiên, tuyển thẳng, cộng điểm khu vực: Xem nội dung chi tiết tại đây.

3. Giới hạn nguyện vọng, trường, xác nhận nhập học

Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất]. Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Thí sinh ĐKXT vào các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngoài các quy định này còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liên quan.

Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác trong các đợt tiếp theo [nếu có].

4. Nhiệm vụ của thí sinh

Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của sở GDĐT kèm theo lệ phí ĐKXT.

Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường.

Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi;

Xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển theo quy định;

Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin ĐKXT và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.

5. Một số trường sẽ tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh, bao gồm thi các môn văn hóa hoặc thi đánh giá năng lực hoặc hình thức thi khác hoặc kết hợp một số hình thức thi ==> Do đó, thí sinh cần tham khảo thông tin chi tiết về đề án tuyển sinh của từng trường mà mình có nguyện vọng theo học để có sự chuẩn bị cần thiết nhất.

Video liên quan

Chủ Đề