Thần y võ hoàng yên là ai

"Thần y" Võ Hoàng Yên thực hiện cái gọi là "thổi tai chữa bệnh điếc" cho một cháu bé tại huyện Bình Sơn vào tháng 7-2020 - Ảnh: T.M.

Trưa 2-4, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đỗ Thiết Khiêm - chủ tịch UBND huyện Bình Sơn - xác nhận Ban thường vụ Huyện ủy Bình Sơn vừa họp bàn phương án thu hồi, hoàn trả ngân sách các khoản chi sai [khoảng 200 triệu đồng] mời "thần y" Võ Hoàng Yên và cộng sự về khám chữa bệnh cho người dân địa phương vào tháng 7-2020.

Theo ông Khiêm, hoạt động khám chữa bệnh của ông Yên và cộng sự ở huyện Bình Sơn là miễn phí, tuy nhiên huyện đã chi trả nhiều khoản chi phí [ăn ở, vé máy bay...] cho hoạt động. Huyện Bình Sơn sẽ rà soát, đối với các khoản chi sai, UBND huyện phải có trách nhiệm khắc phục, thu hồi và hoàn trả cho ngân sách.

"Các thành viên Ban thường vụ Huyện ủy Bình Sơn cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm sau vụ việc này", ông Khiêm nói.

Trước đó, tháng 7-2020, "thần y" Võ Hoàng Yên và các cộng sự về huyện Bình Sơn khám, chữa bệnh cho 776 người dân. Trong số này có 215 người bị bại liệt, câm, điếc bẩm sinh...

Tuy nhiên, sau khi vợ chồng đại gia Dũng "lò vôi" tố cáo ông Yên lừa đảo, tháng 3-2021, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiến hành xác minh hiệu quả khám chữa bệnh của đoàn ông Yên. Kết quả, không có ai khỏi bệnh.

Công an Quảng Ngãi xác minh, kết quả không có ai khỏi bệnh trong đợt khám chữa bệnh của "thần y" Võ Hoàng Yên tại Quảng Ngãi - Ảnh: T.M.

Dù hoạt động khám, chữa bệnh "có tiếng" hoàn toàn miễn phí cho người dân, thế nhưng để mời được ông Yên cùng đoàn cộng sự về khám chữa bệnh, UBND huyện Bình Sơn phải bỏ ra khoảng 200 triệu đồng cho hoạt động này.

Ông Đỗ Thiết Khiêm cho biết toàn bộ khoản chi phí hơn 200 triệu đồng phục vụ cho ông Yên và cộng sự được trích từ nguồn ngân sách huyện. Địa phương chi trả vào việc lo vé máy bay, chỗ ăn ở trong 3 ngày [10 đến 12-7-2020] của đoàn 16 người và lực lượng bảo vệ trong những ngày ông Yên cùng cộng sự khám cho người dân.

TRẦN MAI

Theo đó, một số người dân như: Nguyễn Nhựt Trường, Phạm Hảo, Lý Thị Thanh, Lê Thị Dũng và Phạm Thị Xuân đều có đơn tố cáo ông Võ Hoàng Yên [SN 1975, quê tỉnh Bình Thuận] đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động khám chữa bệnh.

Những người này cho rằng, ông Yên đã lừa đảo khi nhận tiền chữa bệnh, chữa không khỏi mà bệnh còn nặng hơn, thu tiền điều trị và hoạt động này xảy ra vào năm 2021 tại TP.HCM.

 Ông Võ Hoàng Yên được nhiều người xưng tụng là "thần y"

Qua quá trình điều tra xác minh, ngày 6/1 Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự với lý do là không có căn cứ xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự.

Đến ngày 21/1, Viện KSND TP.HCM có kết luận kiểm sát, có nêu, quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Công an TP.HCM là có căn cứ, đúng pháp luật.

Ngày 26/1, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM có thông báo chính thức đến đại diện của những người đứng đơn tố cáo, là bà Lê Thị Dũng [ngụ huyện Đan Phượng] và ông Võ Hoàng Yên.

Được biết, hoạt động khám chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên đã tồn tại rất nhiều năm và ông được nhiều người xưng tụng là “thần y”. Trong những năm đó, ông Yên đi khắp các tỉnh, thành và thậm chí nhiều lần xuất ngoại để khám chữa bệnh.

Tuy nhiên trong gần một năm trở lại đây, hình ảnh của “thần y” Võ Hoàng Yên đã thay đổi rất nhiều khi xảy ra cuộc chiến pháp lý với bà Nguyễn Phương Hằng [SN 1971, là Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, trụ sở tại Bình Dương].

Ban đầu, từ tháng 3/2021 bà Hằng gửi đơn đến Công an TP.HCM tố cáo ông Võ Hoàng Yên và đồng phạm vì cho rằng, đã lừa đảo, chiếm đoạt của vợ chồng bà gần 200 tỷ đồng thông qua hoạt động cứu trợ đồng bào miền Trung và xây chùa tại Bình Thuận.

 Bà Nguyễn Phương Hằng tuyên bố sẽ tiếp tục tố cáo ông Võ Hoàng Yên đến Bộ Công an

Tuy nhiên, giữa tháng 1 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì cho rằng, không có dấu hiệu tội phạm.

Cụ thể, theo Công an TP.HCM trong đơn tố cáo đã cho thấy, biết ông Yên đang cần tiền để xây dựng, sửa chữa chùa và làm từ thiện nên bà Hằng đã tự nguyện đưa cho ông này hơn 183 tỷ đồng, trong đó có 60 tỷ đồng tiền mặt, đưa không có giấy tờ và người chứng kiến.

Công an TP.HCM cũng xác định rõ, "không có căn cứ chứng minh việc ông Yên đưa ra thông tin gian dối để bà Hằng tin tưởng mà giao tiền; cũng không có căn cứ chứng minh việc ông Yên sử dụng số tiền vào mục đích bất hợp pháp, gian dối nhằm chiếm đoạt".

Trong cuộc livestream mới đây, bà Hằng tiếp tục réo tên “thần y” và cho biết sẽ tiếp tục tố cáo ông Võ Hoàng Yên đến Bộ Công an.

Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM đề cập rõ, không có căn cứ chứng minh việc ông Võ Hoàng Yên đưa ra thông tin gian dối để bà Nguyễn Phương Hằng tin tưởng giao tiền.  

Trang Nguyễn

Ông Võ Hoàng Yên có là "thần y"?

[NLĐO] - "Thần y" Võ Hoàng Yên có chữa được bệnh như lời đồn thổi là câu hỏi mà ngành y tế, cơ quan công an cần trả lời rõ ràng để người dân được biết.

  • Gia đình ông Dũng “lò vôi” gửi đơn Bộ Công an tố cáo "thần y" Võ Hoàng Yên

  • Dân địa phương kể chuyện khám, trị bệnh của ông Võ Hoàng Yên ở chùa

  • CLIP: Ông Võ Hoàng Yên nói gì trước những cáo buộc gay gắt của vợ ông Dũng "lò vôi"?

  • CLIP: Vợ ông Dũng "lò vôi" đang phơi bày "sự thật" về ông Võ Hoàng Yên

Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng [Dũng "lò vôi"] và bà Nguyễn Phương Hằng đã có buổi đối chất với ông Võ Hoàng Yên tại hội sở Trung ương Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam [quận 6, TP HCM], yêu cầu Trung ương Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam trục xuất ông Võ Hoàng Yên và giao Hưng An Tự [ngôi chùa do vợ chồng bà Hằng phát tâm xây dựng] cho chức sắc uy tín của Phật hội quản lý.

Tại buổi đối chất này, ông Huỳnh Uy Dũng phát hiện vị lương y này có nhiều vấn đề nghi ngờ như không có bằng cấp; bán phiếu chữa bệnh, cũng như việc thực hiện từ thiện cũng có nhiều khuất tất, chiếm đoạt tài sản của vợ chồng ông.

Chiều ngày 3-3, bà Nguyễn Phương Hằng đã chính thức ký đơn tố cáo ông Võ Hoàng Yên có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của vợ chồng bà, gửi đến cơ quan chức năng.

Đây là chuyện của cá nhân vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng và ông Võ Hoàng Yên. Vì họ đều là người nổi tiếng, vì thế dư luận quan tâm, ồn ào rồi cũng sẽ qua.

Điều đáng lưu ý ở đây, là một người vốn tin tưởng ông Võ Hoàng Yên là một "thần y" như ông Huỳnh Uy Dũng, từng muốn xây dựng cơ sở ở Bình Phước để "thần y" Võ Hoàng Yên chữa bệnh cứu người, nay lại đặt nghi vấn: "Tại sao một lương y giỏi không chữa bệnh cố định một chỗ để bá tánh đến chữa trị, mà lại chữa chạy khắp nơi kiểu thoắt ẩn, thoắt hiện? Phải chăng đây là cách của ông Yên nhằm trốn tránh trách nhiệm về hiệu quả chữa trị?".

Nghi vấn của ông Dũng "lò vôi" xuất phát trên thực tế là trong nhiều năm qua có không ít bệnh nhân và bác sĩ có nghi ngờ tương tự về cách "thần y" Võ Hoàng Yên chữa bệnh.

Qua trang fanpage của "thần y" Võ Hoàng Yên và những lời đồn thổi trong suốt nhiều năm "chữa bệnh di động" của ông Yên, nhiều người cho rằng "thần y" Võ Hoàng Yên chữa bệnh cứu người "như thần"!

Thực tế có đúng như vậy hay không, khi mà chẳng cần thuốc men gì, ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh "như thần", đặc biệt là các bệnh như câm điếc, bại liệt, tai biến, thậm chí thụt lưỡi…, chỉ cần bấm huyệt, giật lưỡi, là bệnh nhân khỏi ngay!

Để viết bài này, người viết đã xem các clip mà "thần y" Yên chữa bệnh. Ví dụ như "thần y" chữa bệnh cho một bé câm điếc gần như bẩm sinh, lại không có màng nhĩ, các bác sĩ chuyên khoa cũng đầu hàng nhưng chỉ bằng động tác chữa bệnh "như chơi", kéo lưỡi, bấm vài cái huyệt, vỗ mạnh vào tai vài cái, là cháu bé có thể nói ngọng nghịu được!

Quả là "thần y"!

Còn sau đó ra sao thì… có trời mới biết!

Các bác sĩ chuyên khoa chắc chắn là không thể tin được cách chữa bệnh vừa thiếu khoa học vừa có hơi hướng bạo lực như vậy!

Còn nhiều trường hợp khác nữa, "thần y" Yên vẫn chữa bệnh không cần thuốc. Lúc đầu bệnh nhân có vẻ tạm khỏi nhưng sau đó bệnh tật đâu vẫn vào đó! Vậy mà "thần y" Võ Hoàng Yên nổi tiếng như cồn, thậm chí những chuyến xuất ngoại chữa bệnh ở Úc, Canada, Đức, Mỹ, Singapore là chuyện ai cũng biết!

Nhìn qua cách chữa bệnh không cần thuốc của "thần y" Võ Hoàng Yên, không một bác sĩ Tây y lẫn Đông y nào tin đó là sự thật, vì nó phản khoa học. Thế nhưng vì sao vẫn có nhiều người tin?

"Thần y" Võ Hoàng Yên có chữa được bệnh như lời đồn thổi hay không là câu hỏi mà ngành y tế cần trả lời rõ ràng để người dân được biết.

Nếu ông Võ Hoàng Yên thật sự có năng lực khác người, ngành y tế phải có cơ chế tiếp nhận, tạo điều kiện để phát triển tài năng của ông nhằm giúp người giúp đời.

Ngược lại, cũng phải tỏ trắng - đen để người dân không còn đồn thổi, tâng bốc vô căn cứ; chặn ngay những câu chuyện "lừa đảo" mà dư luận đang râm ran.

Bởi thế, nhân chuyện "lùm xùm" này, ngành công an và ngành y tế phải phối hợp làm rõ ông Yên có thực là "thần y"?.

Xã hội, nhất là những người mang bệnh tật trong người, đang mong lắm!

Bài: Lưu Vĩnh Hy; Đồ họa: Tấn Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề