Theo em hạnh phúc gia đình có được là nhờ đạo đức hay sự giàu có về tiền bạc vì sao

Skip to content

Trang chủ Tin tức Gia đình và vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại

LG a

a]   Hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em.

Giải chi tiết:

Để thực hiện gia đình văn hóa, gia đình em và bản thân em đã:

- Các thành viên trong gia đình:

   + Yêu thương, quan tâm, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau

   + Chia sẻ công việc và hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình

   + Biết kính trên nhường dưới

   + Sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, tham gia các hoạt động của khu dân cư

   + Bố mẹ cố gắng làm kinh tế, con cái giúp bố mẹ việc nhà và chăm ngoan học giỏi

- Bản thân em:

   + Vâng lời ông bà, bố mẹ, nhường nhịn em 

   + Cố gắng chăm ngoan học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ

   + Lễ phép, gọi dạ bảo vâng với những người lớn tuổi hơn

   + Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa

LG b

b]  Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau :

-   Gia đình đông con ;

-   Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi ;

-  Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.

Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ ?

Giải chi tiết:

- Nếu bố mẹ không có nhiều điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng sẽ dẫn đến các tình trạng như: con cái không được học đầy đủ, suy dinh dưỡng, dễ sa vào các tệ nạn vì bố mẹ thiếu quan tâm.

- Con cái có điều kiện để được nuôi dưỡng, nhưng con cái ăn chơi, đua đòi sẽ dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội, bị hư hỏng và kết quả học tập sẽ sa sút.

- Gia đình này sẽ hạnh phúc vì chỉ sinh hai con sẽ có đủ điều kiện vật chất, đủ thời gian để lo các công việc.

- Theo em gia đình giàu có thì chưa chắc đã hạnh phúc tiến bộ vì nếu gia đình giàu có về vật chất nhưng gia đình ko hòa thuận, không đoàn kết với xóm làng, con cái lao vào tệ nạn xã hội...thì không thể hạnh phúc và tiến bộ được và ngược lại.

LG c

c]  Trong gia đình, mỗi người đểu có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình ?

Giải chi tiết:

Theo em, để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình mỗi người cần:

- Mọi người trong gia đình phải tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, hạ cái tôi của mình xuống một chút vì người khác.

- Nhường nhịn nhau.

- Trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt

LG d

d]  Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý :

[1] Việc nhà là việc của mẹ và con gái ;

[2] Trong gia đình nhất thiết phải có con trai ;

[3] Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình ;

[4] Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc ;

[5] Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình ;

[6] Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình ;

[7] Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.

Giải chi tiết:

* Em đồng ý với ý kiến [5]. Bởi vì con cái là một thành viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình mình và phải có trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình.

* Em không đồng ý với các ý kiến [1], [2], [3], [4], [6], [7].

- [1] và [2] là thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ;

- [3] và [6]: Trong gia đình cần có sự phân công công việc cụ thể để mọi người có trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.

- [4] Ý kiến gia đình có nhiều con là hạnh phúc là chưa đúng. Bởi nếu đông con:

+ Chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con

+ Đông con sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cha mẹ, nhất là người mẹ

+ Đông con sẽ làm ảnh hưởng đến công tác [công việc] của cha mẹ.

+ Nếu gia đình đông con mà còn nghèo túng là gia đình bất hạnh chứ không thể là gia đình có hạnh phúc.

[5] và [7]: Trẻ em là một thành viên của gia đình cho nên trẻ em có trách nhiệm và bổn phận tham gia bàn bạc công việc gia đình và góp sức mình để xây dựng gia đình văn hóa.

LG e

e]  Theo em, những gia đình sau đây có ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội như Ihế nào ?

- Gia đình có cha mẹ bất hoà ;

- Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu [làm ăn bất chính, nghiện hút..] ;

- Gia đình có con cái hư hỏng [ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe...].

Giải chi tiết:

- Gia đình có cha mẹ bất hòa: điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người con. Gia đình bất hòa nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến cảnh rạn vỡ, bố mẹ chia li, con cái thiếu vắng tình yêu thương và không ai nuôi dạy.

- Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu [làm ăn bất chính, nghiện hút..] điều này, trước hết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm. Cha mẹ không gương mẫu, những người con sẽ bắt chước như vậy và trở nên hư hỏng theo.

- Gia đình có con cái hư hỏng [ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe...] thì gia đình đó sẽ không hạnh phúc được. Cha mẹ sẽ rất đau đầu, những đứa con lúc này sẽ trở thành gánh nặng của xã hội.

LG g

g] Hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?

Giải chi tiết:

Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia:

- Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà...

- Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em

- Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt

- Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm

Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều gì tốn hại đến danh dự gia đình mình.

Loigiaihay.com

Ký ức tuổi thơ của nhiều đứa trẻ là việc cha mẹ đã chật vật thế nào để trang trải cuộc sống gia đình. Có lẽ không ít trẻ con từng chứng kiến cha mẹ chúng cãi nhau vì các áp lực tài chính, hay các mối quan hệ trong họ hàng anh em bị sứt mẻ vì những nhập nhèm về vấn đề tiền bạc. 

Vì thế, hội con nít đã sớm hiểu tiền là thứ gì đó rất quan trọng và có ý nghĩa sống còn với gia đình mình. Bản thân tụi trẻ cũng đã bắt đầu so sánh với nhau khi đứa này có một chiếc áo mới, đứa kia gia đình khá giả hơn và một đứa khác là con một nhà nghèo. Cứ như thể, tiền bạc có thể định nghĩa được giá trị của mỗi con người.

Tài chính cá nhân là một chủ đề được nhiều người quan tâm. Trên mạng xã hội cũng có rất nhiều các phương pháp Đông Tây kết hợp giúp mọi người quản lý tiền bạc của mình tốt hơn. Tôi nghĩ trước khi đi vào những nguyên tắc hay phương pháp nào đó, bạn nên làm rõ tiền bạc đối với bạn có ý nghĩa gì. Bởi vì, tiền bạc là một vấn đề mang tính cảm xúc và thói quen hơn nhiều người tưởng. Nó phản ánh những kinh nghiệm hay ký ức từ tuổi thơ, mối quan hệ của cha mẹ bạn với tiền. 

Có những người sinh ra nghèo khổ nên sau này khi họ kiếm được tiền họ lại có xu hướng chi tiêu quá đà để 'bù đắp' những ngày tháng bần hàn trong quá khứ. Cũng có người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn khi đã giàu có hơn lại có xu hướng thắt lưng buộc bụng vì nỗi lo sợ mất tiền. 

Các công cụ quản lý tài chính sẽ trở nên kém hiệu quả, nếu bọn mình không thả tự do cho mình khỏi sự trói buộc của những định kiến thâm sâu về tiền bạc hay sự gắn liền của tiền bạc với các giá trị của bản thân.

Nền kinh tế và sự vận hành của xã hội Việt Nam hiện đại rất khác với 10 hay 20 năm trước đây. Trong vòng 10 năm qua, thu nhập bình quân đầu người của chúng ta gấp 2 lần. Khi đã trừ đi tỷ lệ lạm phát, thu nhập của người Việt đang tăng lên đáng kể, nhất là ở thành thị. 

Trong vòng 5 năm vừa qua, sự nở rộ của tín dụng đã giúp nhiều người đạt được giấc mơ sở hữu một căn nhà hay chiếc xe ô tô. Tuy nhiên, nhiều người có hiểu biết rất sơ sài về những lợi ích và rủi ro tiềm tàng của vay thế chấp. Về cơ bản, thế hệ những gia đình trẻ đang giải quyết những bài toán tài chính phức tạp hơn so với thế hệ cha mẹ họ. 

Trên mạng xã hội, nhiều người thích khoe những chiếc túi hàng hiệu, chiếc xe ô tô mới đắt tiền hay những bữa tiệc sang trọng. Những xu hướng trong giới trẻ như 'rich kids', nơi những nam thanh nữ tú 'con nhà giàu', đếm xem trên người mình có chiếc áo trăm đô, chiếc quần nghìn đô nào, thu hút triệu lượt thích [like]. 

Xu hướng khoe vật chất và tốc độ lan rộng của thông tin trong thời gian ngắn trên internet, làm gia tăng lòng đố kỵ, sự tự ti và khao khát vật chất của cả người lớn và trẻ con, trong một xã hội mà nhiều người sẵn đã trằn trọc vì so sánh bản thân với người khác. Trong sự bề bộn và nặng nề về vật chất đó, người ta lại càng nên ngồi xuống và nói chuyện về tiền bạc.

Nhiều người cho rằng tiền là nguồn gốc của tội lỗi, và họ không quan tâm đến tiền. Chỉ những người từng nhịn đói đi ngủ vì hết tiền thì mới thấm câu "không có tiền cạp đất mà ăn". Người không phải lo đến tiền bạc không thể hiểu vì sao vì miếng cơm manh áo mà một cô bạn thanh niên, tuổi mới ngoài 20 đã liều thân vượt biên qua Anh trong chiếc container lạnh âm 40 độ rồi bỏ mạng nơi xứ người. Bao nhiêu cô dâu Việt đi cưới chồng Hàn Quốc, Đài Loan mong muốn được đổi đời cho họ và cho cả cái làng nghèo xác xơ của họ. Nghèo đói là một nỗi đau cả về vật chất và tinh thần mà chỉ khi trải qua rồi, chúng ta mới hiểu thấu được nó. 

Một nghiên cứu của đại học Pennsylvania ở Mỹ, chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa mức thu nhập và sự hài lòng về cuộc sống của mỗi cá nhân. Tiền bạc giúp họ làm chủ cuộc sống tốt hơn và có tự do lựa chọn cuộc sống mà họ mong muốn hơn, khi so sánh với những người phải chạy ăn từng bữa. Tuy nhiên mối liên hệ của tiền và hạnh phúc trở nên yếu đi khi mức thu nhập này vượt qua một ngưỡng nhất định. Những người kiếm được nhiều tiền hơn có ít thời gian hơn và gặp nhiều áp lực trong cuộc sống hơn. Kết quả là đến một thời điểm nào đó họ trở nên ít hạnh phúc hơn.

Nếu bạn đã từng có dịp đến làng Mai ở Thái Lan hay ở Pháp, bạn sẽ thấy các nhà sư ở đó đều không kiếm ra tiền, nhưng họ lại có những đủ đầy của hạnh phúc. Tất nhiên, thông qua sự đóng góp của bà con xa gần mà họ không phải lo đến những nhu cầu sinh tồn căn bản như cơm ăn hay áo mặc. Nhưng đây là một ví dụ chỉ ra rằng, người ta không cần quá nhiều vật chất để đạt được hạnh phúc.

Nếu bạn còn nhớ ở đâu đó có học hay đọc được về tháp nhu cầu của Maslow, thì đây là một cái tháp nêu ra các trật tự nhu cầu con người. Ở đáy tháp là nhu cầu sinh tồn như có cơm ăn áo mặc, có một nơi trú ngụ. Khi vượt qua nhu cầu sinh tồn, người ta tìm đến nhu cầu được bảo vệ, được yêu thương và nhu cầu được coi trọng, nhu cầu được khẳng định bản thân. 

Tiền bạc là một công cụ để thỏa mãn được nhu cầu ở đáy tháp. Khi tiến lên phần phía trên của chiếc tháp nhu cầu này, mọi thứ trở nên rắc rối hơn. Nhiều người tin họ có thể dùng tiền bạc để mua tình yêu, mua sự tôn trọng. Nhưng tôi nghĩ đây là cách nhanh nhất khiến một người trở nên bất hạnh, vì nỗi sợ - khi tiền của mình bay đi mất thì mình không còn được yêu thương nữa - không dễ chịu chút nào.

Một hạn chế của tháp nhu cầu Maslow là sự cứng nhắc về những trật tự của những nhu cầu này. Người ta không cần phải đợi đến lúc cơm no áo ấm mới có nhu cầu được tôn trọng hay yêu thương. Người ta không cần đợi đến lúc giàu có mới có nhu cầu giúp đỡ người khác hay đóng góp cho xã hội. Trong khi đó, có những người cả đời đeo đuổi tiền bạc, khi đã có chút dư dả mới nhận ra sức khỏe mình đang xuống dốc và thời gian còn lại của mình trên thế giới này không còn nhiều nữa.

Tiền bạc bản chất là một công cụ trung tính để trao đổi hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế. Bản thân nó không có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực. Tất cả những giá trị về cảm xúc hay đạo đức của tiền bạc là những thứ chúng ta gắn với nó tùy theo hoàn cảnh sống, định kiến và nhu cầu của bọn mình. Lời khuyên của tôi? Cũng giống như mọi công cụ khác, hãy học cách kiểm soát tiền bạc một cách hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro tài chính. 

Hầu như với mọi người tiền bạc là một chủ đề rất nhạy cảm và bằng một cách nào đó có ý nghĩa sinh tồn nên các mối quan hệ thường trở nên rắc rối hơn khi có tiền bạc xen vào. Vì thế, sự rõ ràng, công bằng và có trách nhiệm trong tiền bạc là một cách chúng ta giữ gìn các mối quan hệ của mình. 

Khi ra các quyết định tài chính, thử cân nhắc xem có phải mình đang giải quyết một vấn đề cảm xúc nào đó thông qua tiền bạc hay không? Khi cân đo đong đếm giữa tiền bạc và các ưu tiên khác trong cuộc sống, hãy tự hỏi mình, điều gì với bạn là quan trọng, điều gì thực sự làm bạn hạnh phúc trong quãng đời còn dài phía trước? Có phải câu trả lời luôn là tiền bạc hay không? 

Chúc bạn luôn là người thuyền trưởng cho cuộc đời mình và có thể chịu trách nhiệm về hạnh phúc cá nhân của bạn thay vì để tiền bạc cầm lái. 

Video liên quan

Chủ Đề