Báo cáo tiến độ luận văn đại học bách khoa năm 2024

Biểu mẫu - Hướng dẫn học vụ Cao học và Nghiên cứu sinh

Ngày 11/07/2022 Viện Môi Trường & Tài Nguyên

Biểu mẫu - Hướng dẫn

Mẫu văn bằng tốt nghiệp:

- Mẫu văn bằng Thạc sĩ

- Mẫu văn bằng Tiến sĩ

Biểu mẫu học vụ Cao học:

Biểu mẫu 1: Phiếu đăng ký môn học [thay đổi theo học kỳ và ngành học]

Biểu mẫu 2: Giấy cam kết đăng ký học CTĐT theo phương thức nghiên cứu

Biểu mẫu 3: Giấy chấp thuận hướng dẫn luận văn theo phương thức nghiên cứu

Biểu mẫu 4: Đề nghị công nhận môn học có điểm [Đề nghị chuyển điểm]

Biểu mẫu 5: Phiếu đăng ký hủy, bổ sung môn học

Biểu mẫu 6: Đơn xin tạm dừng học tập [bảo lưu kết quả học tập]

Biểu mẫu 7: Đơn xin nhập học trở lại sau bảo lưu

Biểu mẫu 8: Mẫu đề nghị giải quyết học vụ

Biểu mẫu 9: Mẫu giải trình chỉnh sửa đề cương luận văn Thạc sĩ

Biểu mẫu 10: Báo cáo tiến độ thực hiện luận văn Thạc sĩ

Biểu mẫu 11: Đơn xin gia hạn thực hiện luận văn Thạc sĩ

Biểu mẫu 12: Mẫu giải trình chỉnh sửa luận văn Thạc sĩ

Biểu mẫu 13: Mẫu nhận xét luận văn Thạc sĩ [của cán bộ hướng dẫn, phản biện]

Biểu mẫu 14: Mẫu lý lịch khoa học

Hướng dẫn học vụ Cao học:

Hướng dẫn 1: Hướng dẫn đăng ký, xét duyệt đề cương luận văn Thạc sĩ

Hướng dẫn 2: Hướng dẫn trình bày đề cương luận văn Thạc sĩ

Hướng dẫn 3: Hướng dẫn trình bày luận văn Thạc sĩ

Hướng dẫn 4: Hướng dẫn đăng ký bảo vệ luận văn Thạc sĩ

Chương trình bảo vệ đề cương LVCH

Chương trình bảo vệ LVCH

Biểu mẫu - Hướng dẫn học vụ Nghiên cứu sinh:

Hướng dẫn viết đề cương NCS

Mẫu đề cương NCS

Báo cáo tiến độ

Đơn xin gia hạn

Hướng dẫn trình bày luận án Tiến sĩ

Hướng dẫn qui trình bảo vệ theo hình thức trực tuyến

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------- LÊ THỊ THANH MINH TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM PHÂN TÍCH VÀ XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TÀI NĂNG & CHẤT LƯỢNG CAO – TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
  • 2. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN Tôi, học viên Lê Thị Thanh Minh, xin cam đoan: i. Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, ii. Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực iii. Nội dung luận văn có độ dài 99 trang bao gồm các bảng biểu, con số, sơ đồ, phụ lục Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2011 Ký tên: Học viên: Lê Thị Thanh Minh Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 1 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 3. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả muốn nói lời cảm ơn chân thành đến TS. Đỗ Thành Phương, công tác tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nhờ có sự hướng dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian qua và nhờ có kiến thức sâu rộng của thầy, em mới có thể thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh, logic và khoa học. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Trung tâm ĐT Tài Năng & CLC đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ để em có thời gian theo học hết khóa học. Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến các giảng viên tham gia giảng dạy khóa học vì đã cung cấp những kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Do một số yếu tố chủ quan và khách quan, luận văn không thể tránh khỏi một số tồn tại. Kính mong các giảng viên, các nhà khoa học, các nhà hoạch định và quản lý, những người quan tâm đến đề tài cho ý kiến đóng góp để tác giả có thể làm tốt hơn nữa trong những nghiên cứu sau. Học viên: Lê Thị Thanh Minh Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 2 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 4. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN.......................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 2 DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................... ................ 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 6 PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 7 2. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................... 7 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài........................................................................... 8 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài............................................................................ 8 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ....................................................................... 8 6. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO................................................................................................................. 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng đào tạo...................... 10 1.1.1. Chất lượng sản phẩm ............................................................................... 10 1.1.2. Chất lượng đào tạo................................................................................... 11 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng và đảm bảo chất lượng đào tạo................................... 19 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng và đảm bảo chất lượng đào tạo............................ 19 1.2.2. Một số mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo .......................................... 21 1.3. Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo........................................................... 21 1.3.1. Mục đích, quan điểm của đánh giá chất lượng đào tạo .......................... 21 1.3.2 Các nội dung, phương pháp đánh giá ....................................................... 22 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO.................................................. 30 2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và chương trình ĐT KSCLC .................................................................................................................. 30 2.1.1 Tổng quan về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ................................... 30 2.1.2. Giới thiệu chung về Chương trình KSCLC ............................................. 30 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Chương trình Đào tạo KSCLC ............................................................................................................ 32 2.2.1. Kết quả đào tạo của Chương trình KSCLC ............................................. 32 Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 3 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 5. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2.2.2. Phân tích và đánh giá kết quả đào tạo ở đầu ra:......................................................35 2.2.3 Phân tích và đánh giá kết quả đào tạo theo các tiêu chí đánh giá chất lượng của Bộ giáo dục và đào tạo ...............................................................................................41 2.2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo của Chương trình KSCLC bằng khảo sát..60 Một số kết luận Chương 2:..................................................................................................................83 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KSCLC ......................................................85 3.1. Những nét cơ bản định hướng xây dựng và phát triển Chương trình ĐT KSCLC giai đoạn 2011-2016, tầm nhìn 2022...........................................................................85 3.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình đào tạo KSCLC..........................................................................................................................................................88 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy........................................................88 3.2.2 Tăng cường huy động tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại......................................................................................................................................................90 3.2.3 Tăng cường các hoạt động maketing, xây dựng và củng cố “thương hiệu” của Chương trình KSCLC...............................................................................................................91 3.2.4 Củng cố mối liên hệ giữa đào tạo của Chương trình KSCLC với việc sử dụng nguồn nhân lực của các nhà tuyển dụng.......................................................................93 3.2.5 Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học [NCKH]............................................94 3.2.6 Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại Chương trình KSCLC .......................................................................................................................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................100 PHẦN PHỤ LỤC.........................................................................................................................................102 Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 4 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 6. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1. CT ĐT KSCLC Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao 2. TT ĐT TN & CLC Trung tâm đào tạo Tài năng & chất lượng cao 3. PFIEV Programme de Formation d’Ingénieurs d’Excellence au Vietnam 4. ĐH Đại học 5. ĐHBKHN Đại học Bách Khoa Hà Nội 6. CLĐT chất lượng đào tạo 7. NCKH&CGCN Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 8. HTTT & TT Hệ thống thông tin & truyền thông 9. THCN Tin học công nghiệp 10. CKHK Cơ khí hàng không 11. CBQL, GV Cán bộ quản lý, giáo viên 12. DS Danh sách 13. TKKQ Thống kê kết qủa 14. SV Sinh viên 15. KNLVNLD Kỹ năng làm việc người lao động 16. CN Chuyên ngành DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của trường ĐHBK Hà Nội 45 Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm đào tạo Tài năng và chất lượng cao 46 Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 5 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 7. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH 28 Bảng 2.1: DS các trường ĐH của Pháp và Việt Nam tham gia CT KSCLC 31 Bảng 2.2: Danh sách các chuyên ngành của Chương trình ĐT ĐT KSCLC 31 Bảng 2.3: Thống kê tình hình tuyển sinh của CT ĐT KSCLC các năm 33 Bảng 2.4: Bảng TK KQ tuyển sinh năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009 33 Bảng 2.5: Danh sách sinh viên KSCLC đi học nước ngoài bằng học bổng 322 34 Bảng 2.6: Tình hình bảo vệ tốt nghiệp trước Hội đồng hỗn hợp 34 Bảng 2.7: Thống kê tình hình cựu sinh viên đến tháng 6/2009 35 Bảng 2.8: Bảng phân bố khối lượng đào tạo 45 Bảng 2.9: Bảng phân bố khối lượng đào tạo giai đoạn I 45 Bảng 2.10: Bảng tỉ lệ Lý thuyết/Bài tập/Thực hành/Đồ án các chuyên ngành 48 Bảng 2.11: Các Khoa, Viện tham gia đào tạo 53 Bảng 2.12: Thống kê tình hình giáo viên tham gia giảng dạy tại CT KSCLC 54 Bảng 2.13: Một số đề tài nghiên cứu ngoài PFIEV trong hai năm 2008, 2009 56 Bảng 2.14: Dự toán hàng năm của CT ĐT KSCLC 59 Bảng 2.15: Tổng số phiếu khảo sát đã phát ra và nhận lại 63 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát mức độ tin cậy về CLĐT từ phía sinh viên 63 Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng các yêu cầu 64 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá mức độ bảo đảm về CLĐT từ phía sinh viên 65 Bảng 2.19: Kết quả đánh giá mức độ cảm thông thấu hiểu về CLĐT từ phía SV 66 Bảng 2.20: Kết quả đánh giá các yếu tố hữu hình về CLĐT từ phía sinh viên 66 Bảng 2.21: Kết quả đánh giá hình ảnh của CT ĐT KSCLC từ phía sinh viên 68 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên 69 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá về cảm nhận của SV về các chuyên ngành ĐT 70 Bảng 2.24: KQ đánh giá về mức độ tin cậy của CT KSCLC từ phía CBQL, GV 72 Bảng 2.25: Kết quả đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía CBQL, GV 72 Bảng 2.26: Kết quả đánh giá về mức độ đảm bảo 73 Bảng 2.27: Kết quả đánh giá về mức độ cảm thông và thấu hiểu 74 Bảng 2.28: Kết quả đánh giá về các yếu tố hữu hình từ phía CBQL, GV 75 Bảng 2.29: Kết quả đánh giá về hình ảnh của CT ĐT KSCLC 76 Bảng 2.30: Kết quả đánh giá về mức độ hài lòng qua đánh giá của giáo viên 76 Bảng 2.31: Kết quả đánh giá về CLĐT từng chuyên ngành tại CT KSCLC 77 Bảng 2.32: Đánh giá về kết quả kiến thức chuyên ngành của sinh viên 79 Bảng 2.33: Đánh giá về trình độ ngoại ngữ của sinh viên 80 Bảng 2.34: Đánh giá kết quả về sử dụng tin học của sinh viên CT KSCLC 80 Bảng 2.35: Kết quả đánh giá chất lượng của sinh viên CT KSCLC trong khả năng công tác thực tế tại doanh nghiệp 81 Bảng 2.36: Thống kê mô tả đánh giá kỹ năng người lao động theo phiếu điều tra KNLVNLD 81 Bảng 3.1: Các chuyên ngành mới tại CT ĐT KSCLC ĐHBKHN 85 Bảng 3.2: Chuẩn trình độ ngoại ngữ của kỹ sư tốt nghiệp PFIEV 87 Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 6 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 8. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt thập kỷ đầu của Thế kỷ 21, trọng trách đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đang đè nặng lên vai các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học kỹ thuật. Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã và đang góp phần đào tạo kỹ sư theo tiêu chuẩn Châu Âu và thế giới, theo hướng vừa đa ngành vừa đảm bảo năng lực chuyên môn sâu. Tuy nhiên việc đào tạo của Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định mà chương trình cần phải cải thiện nhằm đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Vậy, phải làm gì để nâng cao được chất lượng đào tạo cho đối tượng sinh viên kỹ sư chất lượng cao. Do nhu cầu bản thân là một chuyên viên công tác tại Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi rất cần nghiên cứu lý thuyết ứng dụng vào thực tế. Với những lý do đó bản thân tôi chọn đề tài: “Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao - Trung tâm đào tạo Tài năng & chất lượng cao – Trường đại học Bách khoa Hà Nội.” 2. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận văn này có ý nghĩa thiết thực đối với chương trình Đào tạo KSCLC trong việc giám sát, đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. - Có thể giúp ích cho các bộ phận, phòng ban, các khoa chức năng xây dựng và làm cơ sở dự kiện để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển chung của nhà Trường trong tương lai. - Cung cấp thông tin cho các đối tượng khác có nhu cầu muốn biết chất lượng đào tạo, chất lượng phục vụ và những định hướng, cải tiến trong tương lai của chương trình Đào tạo KSCLC. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 7 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 9. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Do nhu cầu bản thân là một chuyên viên công tác tại Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tôi rất cần nghiên cứu lý thuyết ứng dụng vào thực tế. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá chất lượng đào tạo tại Chương trình ĐT KSCLC - Trung tâm ĐT Tài Năng & CLC – Trường ĐHBK Hà Nội. - Làm rõ được thực trạng chất lượng đào tạo tại Chương trình ĐT KSCLC. - Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Chương trình ĐT KSCLC. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Dựa vào hệ thống cơ sở lý thuyết về chất lượng và chất lượng trong giáo dục đào tạo để phân tích chất lượng đào tạo tại Chương trình ĐT KSCLC. Từ đó, xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Chương trình ĐT KSCLC. 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và trong giới hạn phạm vi đã đề cập ở trên, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Bách khoa Hà Nội về công tác GD ĐT trong thời kì CNH – HĐH đất nước. - Nghiên cứu tài liệu, tạp chí của các tác giả trong và ngoài nước về đánh giá chất lượng đào tạo, biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. 5.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và phỏng vấn Bằng phương pháp phỏng vấn nhóm sinh viên để tìm khía cạnh sinh viên quan tâm trong học tập; tổng kết kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của sinh viên trong quá trình học tập. 5.3 Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 8 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 10. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Thông qua các chuyên gia nghiên cứu, các hội thảo báo cáo khoa học về nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm tìm ra những yếu tố đặc trưng để nâng cao chất lượng đào tạo. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý để xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. 5.4 Phương pháp toán học thống kê Thông qua các số liệu cụ thể về đào tạo, báo cáo tổng kết, số liệu các cuộc khảo sát ở sinh viên của chương trình, các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy và các doanh nghiệp để tổng hợp so sánh, đánh giá, rút ra những kết luận từ thực tiễn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Cơ sở lí luận về chất lượng và chất lượng đào tạo. Chương 2: Đánh giá chất lượng đào tạo của Chương trình Đào tạo KSCLC – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Chương 3 : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Chương trình Đào tạo KSCLC – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Phần Kết luận và Kiến nghị. Ngoài ra, để làm rõ nội dung của các phần trên, luận văn có kèm theo các Tài liệu tham khảo và các Phụ lục. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 9 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 11. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất lượng và chất lượng đào tạo 1.1.1. Chất lượng sản phẩm Chất lượng là một phạm trù phức tạp mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Ngày nay người ta thường nói nhiều về nâng cao chất lượng, vậy “chất lượng” là gì? Đã có rất nhiều định nghĩa về chất lượng, từ định nghĩa truyền thống đến các định nghĩa mang tính chiến lược và có cách hiểu đầy đủ hơn. Các định nghĩa mang tính truyền thống của chất lượng thường mô tả chất lượng như một cái gì đó được xây dựng tốt đẹp và sẽ được tồn tại trong một thời gian dài. Tuy nhiên cùng với thời gian thì định nghĩa về chất lượng ngày càng mang tính chiến lược hơn. Chất lượng không phải là tình trạng sản xuất mà nó là một quá trình. Hiện nay khi bàn đến chất lượng sản phẩm có rất nhiều quan niệm khác nhau: Quan niệm siêu việt cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan niệm này mang tính trừu tượng và không được xác định một cách chính xác nên không có ý nghĩa trong thực tế. Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: chất lượng sản phẩm phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đã đồng nhất chất lượng với các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm nào có càng nhiều các thuộc tính hữu ích thì chất lượng sản phẩm càng cao. Nhưng trên thực tế có những sản phẩm có nhiều thuộc tính hữu ích vẫn không được người tiêu dùng đánh giá cao. Quan niệm của các nhà sản xuất: chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của các yêu cầu hoặc các tiêu chuẩn, quy cách đã định trước. Hạn chế của quan niệm này là ở chỗ các tiêu chuẩn, quy cách đã định trước thì thường mang tính cứng nhắc, không thay đổi trong khi công nghệ, khoa học, kỹ thuật, tri thức của con người thị luôn thay đổi. Do đó, những đòi hỏi về chất lượng cũng luôn thay đổi. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 10 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 12. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Quan niệm về chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường gắn bó chặt chẽ với các yếu tố như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả. Đại diện cho quan niệm này là các chuyên gia quan lý chất lượng hàng đầu thế giới như: W. Edwards Deming: “chất lượng là mức độ dự báo được về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường”. Joseph Juran: “chất lượng bao gồm những đặc điểm của sản phẩm phù hợp với những nhu cầu khách hàng và tạo ra sự thỏa mãn đối với khách hàng”. Philip Crosby: “chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định”. Trong những quan niệm trên, quan niệm về chất lượng hướng theo thị trường được các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp tán thành vì chúng ta đều biết rằng một sản phẩm có đạt chất lượng hay không phải do người tiêu dùng, người trực tiếp sử dụng nó đánh giá, chứ không phải nhà sản xuất hay nhà nghiên cứu đánh giá và thông thường khách hàng sẽ đánh giá chất lượng thông qua việc sản phẩm đó có thoả mãn nhu cầu, mong muốn của họ hay không. Cũng chính vì vậy mà tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá [ISO] trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: “chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”. Do tác dụng thực tế của định nghĩa này mà nó được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngày nay. 1.1.2. Chất lượng đào tạo 1.1.2.1. Các quan điểm về chất lượng đào tạo Cũng như chất lượng sản phẩm, chất lượng đào tạo là một khái niệm khó đo lường, khó định nghĩa. Do đó, khi bàn về chất lượng đào tạo có rất nhiều các quan điểm khác nhau. Cụ thể: - Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào” Một số nước phương tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường ĐH phụ thuộc vào chất lượng và số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “Quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: Nguồn lực = Chất lượng Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 11 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 13. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Theo quan điểm này, một trường tuyển sinh viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn lực tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là trường có chất lượng cao. Quan niệm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng, liên tục trong một thời gian dài trong trường ĐH. Sẽ khó giải thích trường hợp một trường ĐH có nguồn nhân lực “Đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những hoạt động đào tạo hạn chế, hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho sinh viên một chương trình đào tạo hiệu quả. - Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra” Một quan điểm khác về chất lượng GDĐH cho rằng “đầu ra” của GDĐH có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của GDĐH được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó. Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận chất lượng GDĐH này. Một là, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức. Trong thực tế mối liên hệ này là có thực, cho dù đó không phải là quan hệ nhân quả. Một trường có khả năng tiếp cận các sinh viên xuất sắc, không có nghĩa là sinh viên của họ tốt nghiệp loại xuất sắc. Hai là, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau. - Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng” Quan điểm thứ 3 về chất lượng GDĐH cho rằng một trường ĐH có tác động tích cực tới sinh viên khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân của sinh viên. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị “đầu ra” trừ đi giá trị “đầu vào”, kết quả thu được là “Giá trị gia tăng” mà trường ĐH đã đem lại cho sinh viên và được đánh giá là chất lượng GDĐH. Nếu theo quan điểm này về chất lượng GDĐH, một loạt vấn đề phương pháp luận nan giải sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó. Hơn nữa các trường trong hệ thống giáo dục lại rất đa dạng, Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 12 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 14. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội không thể dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường đại học. Vả lại, cho dù có thể thiết kế được bộ công cụ như vậy, giá trị gia tăng được xác định sẽ không cung cấp thông tin gì cho chúng ta về sự cải tiến quá trình đào tạo trong từng trường ĐH. - Chất lượng được đánh giá bằng “ Giá trị học thuật” Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường ĐH phương tây, chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật, của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong trường. Điều này có nghĩa là trường ĐH nào đó có đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ đông, có uy tín khoa học cao thì được xem là trường có chất lượng cao. Điểm yếu của cách tiếp cận này là ở chỗ, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi xu hướng chuyên ngành hoá ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng. - Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hoá tổ chức riêng” Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường phải tạo ra được “Văn hoá tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá trình liên tục cải tiến chất lượng. Vì vậy một trường phải được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “Văn hoá tổ chức riêng” với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này bao hàm cả các giả thiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực GDĐH. - Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán” Quan điểm này về chất lượng GDĐH xem trọng quá trình bên trong trường và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Kiểm toán chất lượng xem trường có thu nhập đủ thông tin phù hợp với những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay không, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không. Quan điển này cho rằng nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết thì có thể có được các quyết định chính xác, và chất lượng GDĐH được đánh giá qua quá trình thực hiện, còn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 13 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 15. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Điểm yếu của cách đánh giá này sẽ khó lý giải những trường hợp khi một trường có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu. Ngoài những quan điểm trên, do chất lượng là một khái niệm động, nhiều chiều nên còn một số quan điểm khác nữa: - Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục quốc tế [INQAHE – International Network of Quality Assurance in Higher Education] đã đưa ra hai định nghĩa về chất lượng GDĐH là: 1. Tuân theo các chuẩn quy định; 2. Đạt được các mục tiêu đề ra. Như vậy, để đánh giá chất lượng đào tạo cần dùng Bộ tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã quy định; hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu đã định sẵn từ đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường đại học sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ: [1] Chất lượng tốt, [2] Chất lượng đạt yêu cầu, [3] Chất lượng không đạt yêu cầu. Cần chú ý là các tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm định. - Theo INQAAHE [International Network for Quanlity Assurance Agencies]: chất lượng là sự phù hợp với mục đích. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng đào tạo nhưng nhìn chung trong đào tạo, chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo. 1.1.2.2. Các thành tố tạo nên chất lượng đào tạo Chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình tạo. Theo PGS.TS Lê Đức Ngọc, năng lực này bao gồm 4 thành tố: [1] khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo; [2] Kỹ năng kỹ xảo thực hành được đào tạo; [3] Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo; [4] Phẩm chất nhân văn được đào tạo. Cụ thể 4 thành tố này được phân tích như sau: * Khối lượng kiến thức: Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 14 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 16. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Khối lượng kiến thức thường tính theo đơn vị quy ước là tín chỉ hay đơn vị học trình. Bản thân số lượng tín chỉ hay học trình không phản ánh chất lượng của chương trình mà phải là nội dung và trình độ của chương trình. Việc người học tích luỹ đầy đủ khối lượng quy định mới đạt được văn bằng chứng chỉ tương ứng là một trong các yêu cầu đảm bảo chất lượng. * Nội dung kiến thức: Nội dung kiến thức phải được đào tạo ở bậc đại học sao cho các cử nhân tốt nghiệp có các phẩm chất mong muốn theo một mục tiêu định sẵn. Sau đây là một số mục tiêu của sản phẩm đào tạo đại học của một số tác giả hay tổ chức: - Theo Malcolm Frazer, trong cuốn “chất lượng trong giáo dục đại học”, đề xuất một số những đặc tính mong muốn sẽ học được trong giáo dục ĐH như sau: + Tình yêu và sự tôn trong kiến thức; + Tình yêu và sù t«n träng ®èi víi m«n häc vµ -íc muèn sö dông m«n häc ®Ó phôc vô x· héi; + Năng lực đạt được trong môn học nhất quán với mục tiêu của khóa học; + Biết được giới hạn kiến thức và kỹ năng của mình; + NhËn thøc ®-îc häc tËp lµ mét qu¸ tr×nh suèt ®êi; + Biết phải tìm kiếm thông tin thế nào; + Kỹ năng truyền thống [viết và đọc, nói và nghe]; + Làm việc theo nhóm… - Theo kết luận của hội nghị giữa hội đồng giáo dục Australia và các Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo – Việc làm của Australia, một kiến nghị về 7 năng lực then chốt của người lao động cần có được đề ra như sau: + Thứ nhất: Thu thập, phân tích và tổ chức thông tin; + Thứ hai: Truyền bá những tư tưởng và thông tin; + Thứ ba: Kế hoạch hoá và tổ chức các hoạt động; + Thø t-: Lµm viÖc víi ng-êi kh¸c vµ ®ång ®éi; + Thứ năm: Sử dụng những ý tưởng và kü n¨ng to¸n häc; + Thứ sáu: Giải quyết vấn đề để đạt được kết qủa tốt nhất; Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 15 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 17. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội + Thø bÈy: Sö dông c«ng nghÖ; - Theo tiêu chí của hiệp hội các trường đại học Châu Á, sản phẩm đào tạo của các trường đại học phải có 7 tiêu chí sau: + ChØ sè th«ng minh [IQ] + ChØ sè s¸ng t¹o [CQ] + ChØ sè c¶m nhËn [EQ] + ChØ sè say mª [PQ] + Chỉ số hoá [DQ] [hiểu biết và khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và công tác] + Chỉ số quốc tế hoá [InQ] [bao gồm sự hiểu biết về ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá, các nền văn minh thế giới, bản chất và xu thế toàn cần hoá, khả năng giao lưu, hợp tác,… - Theo tiêu chuẩn của hiệp hội các trường đại học thế giới thì sinh viên phải là những người: + Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực; + Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm duy nhất; + Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều đã được định sẵn; + Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết ¸p dông nh÷ng lêi gi¶i ®óng; + Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân thủ theo sự phân công hoặc theo sự phân bặc quyền uy; + Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi, các nhà lãnh ®¹o xuÊt s¾c chø kh«ng chØ trë thµnh nh÷ng ng-êi lµm c«ng ¨n l-¬ng; + Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần tuý chấp nhận; + Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai; + Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc; Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 16 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 18. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội + Biết dự báo, thích øng ch- kh«ng chØ ph¶n øng thô ®éng… Kết hợp các quan điểm về nội dung và năng lực cần được đào tạo, để có được phẩn chất như trên, đào tạo đại học nhất thiết phải bao gồm 6 khối kiến thức mà chúng ta đã xác định cho bất kỳ một chương trình đào tạo bậc ®¹i häc nµo: To¸n vµ khoa häc tù nhiªn Khoa häc nh©n v¨n Khoa häc x· héi Ngo¹i ng÷ Gi¸o dôc thÓ chÊt Gi¸o dôc quèc phßng Tuỳ theo ngành đào tạo mà tỷ lệ các khối kiến thức này có thay đổi cho phù hợp với mục tiêu đào tạo. * Về trình độ kiến thức: Trong khoa häc ph¸t triÓn ch-¬ng tr×nh, phÇn lín ng-êi ta ph©n lo¹i tr×nh ®é chÊt l-îng cña c¸c häc phÇn nh- sau [249- TËp bµi gi¶ng gi¸o dôc häc ®¹i häc]: - Trình độ 100: Để tiếp thu trình độ 100 chỉ đòi hỏi các kiến thức đã học ở phổ thông trung học. - Trình độ 200: Để tiếp thu trình độ 200 đòi hỏi phải có các kiến thức đã học ở phổ thông trung học và những kiến thức liên quan đã học ở trình độ 100. - Trình độ 300: Để tiếp thu trình độ 300 đỏi hỏi phải có các kiến thức liên quan đã học ở các trình độ 100 và200. - Trình độ 400: Để tiếp thu kiến thức ở trình độ 400 đòi hỏi phải có kiến thức liên quan đã học ở các trình độ 100, 200 và 300. - Trình độ 500: Ký hiệu cho các kiến thức thuộc trình độ đại học được nâng cao. Đây là kiến thức dành cho bậc cao học. - Trình độ 600: Ký hiệu cho những kiến thức chuyên ngành nâng cao. Đây là kiến thức dành cho bậc cao học. - Trình độ 700: Ký hiệu cho những kiến thức chuyên sâu. Đây là kiến thức dành cho bậc tiến sĩ. * Về kỹ năng, kỹ xảo [năng lực vận hành]: §-îc ph©n chia thành 5 cấp độ từ thấp đến cao như sau: - Bắt chước: quan sát và cố gắng lặp lại một kỹ năng nào đó. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 17 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 19. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Thao tác: Hoàn thành một kỹ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy móc. - Chuẩn hoá: Lặp lại kỹ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, ®óng ®¾n, th-êng thùc hiÖn mét c¸ch ®éc lËp, kh«ng ph¶i h-íng dÉn. - Phối hợp: Kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn định. - Tự động hoá: Hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên, không đòi hỏi một sự gắng sức về thể lực và trí tụê. * Năng lực nhận thức: được chia thành 8 cấp độ như sau: - Biết: ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và các nguyên lý dưới hình thức mà sinh viên đã được học. - Hiểu: Hiểu các tư liệu đã được học, sinh viên phải có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu nhận được. - Áp dụng: áp dụng được các thông tin, kiến thức vào tính huống khác với tính huống đã học. - Phân tích: Biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó đối với nhau theo cÊu tróc cña chóng. - Tổng hợp: Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể đầu. - Đánh giá: Biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở các tiêu chí xác định. - Chuyển giao: Có khả năng diễn giải và truyền thị kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng khác. - Sáng tạo: Sáng tạo ra những giá trị mới trên cơ sở các kiến thức đã thu được. * Năng lực tư duy: Tối thiểu có thể chia thành 4 cấp độ như sau: - Tư duy logic: Suy luận theo một chuỗi có tuần tự, có khoa học và có hệ thống. - Tư duy trừu tượng: Suy luận một cách khái quát hoá, tổng quát hoá ngoài khuôn khổ có sẵn. - Tư duy phê phán: Suy luận một cách hệ thống, có nhận xét, có phê phán. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 18 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 20. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Tư duy sáng tạo: Suy luận các vấn đề một cách mở rộng và ngoài các khuôn khổ định sẵn, tạo ra những cái mới. * Phẩm chất nhân văn [năng lực xã hội]: ít nhất có 3 cấp độ sau: - Kh¶ n¨ng hîp t¸c: s½n sµng cïng ®ång nghiÖp chia sÎ vµ thùc hiÖn c¸c nhiÖm vô ®-îc giao. - Khả năng thuyết phục: Thuyết phục đồng nghiệp chấp nhận các ý tưởng, kế hoạch, dự kiến…để cùng thực hiện. - Khả năng quản lý: Khả năng tổ chức, điều phối và vận hành một tổ chức để thực hiện một mục tiêu đã đề ra. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng và đảm bảo chất lượng đào tạo 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng và đảm bảo chất lượng đào tạo * Nhóm các yếu tố bên ngoài + Các yếu tố về cơ chế, chính sách của nhà nước: Cơ chế, chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của giáo dục đại học cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo. Sự tác động của cơ chế, chính sách của nhà nước đến chất lượng đào tạo thể hiện ở các khía cạnh sau: - Khuyến khích hay kìm hãm mức độ cạnh tranh trong đào tạo, tạo ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng. Khuyến khích hay kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng cũng như mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo. - Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm định chất lượng đào tạo. - Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương lao động, chính sách đối với giáo viên và học sinh bậc ®¹i häc. - Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất. Tóm lại, cơ chế chính sách tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra của các tr-êng ®¹i häc. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 19 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 21. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội + Các yếu tố về môi trường: - Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước, đòi hỏi chất lượng ĐT chuyên nghiệp của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho giáo dục chuyên nghiệp nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến. - Phát triển khoa học, công nghệ yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các trường phải đổi mới trang thiết bị phục vụ cho học tập và giảng dạy. - Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức xã hội và công chúng về giáo dục chuyên nghiệp được nâng lên, người học ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ đó cơ hội thu hút đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng lên, các nhà trường có điều kiện hoàn thiện cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng đào tạo. Thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra m«i tr-êng c¹nh tranh lµnh m¹nh cho c¸c c¬ së ®µo t¹o n©ng cao chÊt l-îng. * Nhóm các yếu tố bên trong: + Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo: - Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý [Manpower – M1] - §Çu vµo, sinh viªn tham gia häc c¸c ch-¬ng tr×nh đào tạo nghề nghiệp [M2] - Cơ sở vật chất, trang thiết bị [Material – M3] - Nguồn tài chính [Money – M4] - Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích SV theo học giáo dục nghề nghiệp [Marketing – M5] - Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý [Managerment - M] Nhân tố quản lý M vừa gắn kết với 5M vừa đảm bảo cho 5M vận động đồng bộ. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người học, các cơ sở đào tạo phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng các phương pháp, công cụ kiểm soát chất lượng phù hợp. Hiện nay hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 20 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 22. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội các công cụ thống kê đang được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và mang lại kết quả tốt. * Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo: - Néi dung ch-¬ng trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế, có phù hợp với nhu cầu thị trường, nhu cầu người học không? - Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của từng học sinh hay không? - Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học hay không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học hay không? - Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội xâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ học tập, sinh hoạt có thuận lợi và đáp ứng đầy đủ cho người học không? - Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? Người học có dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các ho¹t ®éng cña nhµ tr-êng kh«ng? 1.2.2. Một số mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo Mô hình các yếu tố tổ chức: Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá như sau: [1] §Çu vµo: sinh viªn, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính… [2] Quá trình đào tạo: Phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo… [3] Kết quả đào tạo: Mức độ hoàn thành khoá học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên. [4] Đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội. [5] Hiệu quả: Kết quả của giáo dục ĐH và ảnh hưởng của nó đối với xã hội. 1.3. Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo 1.3.1. Mục đích, quan điểm của đánh giá chất lượng đào tạo Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 21 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 23. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, phù hợp với mục đích và sứ mạng của nhà trường trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Xác định và so sánh theo các tiêu chuẩn kiểm định Nhà nước hoặc hiệp hội đã công bố xem đạt được đến mức độ nào. - Xác định rõ tầm nhìn, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của cơ sở đào tạo và đề xuất ra các chiến lược, kế hoạch, biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền về chỉ đạo, các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. 1.3.2 Các nội dung, phương pháp đánh giá Dựa trên các tiêu chuẩn kiểm định và các quy định cụ thể về các chuẩn mực [tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số…] do nhà nước hoặc hiệp hội ban hành, công tác đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Thu thập, phân tích và tổng hợp các thông tin, tư liệu, số liệu thống kê theo yêu cầu, các minh chứng cần có các tiêu chuẩn và tiêu chí kiểm định đề ra. - Tổ chức thẩm tra, khảo sát ý kiến tự đánh giá của các cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Điều tra đánh giá tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên mới ra trường và ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ sở sử dụng nhân lực do nhà trường đào tạo. - Tổng hợp thông tin đánh giá theo các tiêu chuẩn kiểm định và bằng chứng thu được. Đánh giá chất lượng là một việc khó và phức tạp, nó đò hỏi phải biết kết hợp một chuỗi các đo lường và đánh giá chuyên nghiệp. 1.3.2.1 Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo Một trong những công việc quan trọng là sử dụng tiêu chí chuẩn làm công cụ để đánh giá. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài vận dụng một số tiêu chí trong: “Bộ Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 22 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 24. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo dùng cho các trường ĐH Việt Nam” của Bộ Giáo dục & đào tạo làm Bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá chất lượng đào tạo gồm 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí: [chi tiết tại phần phụ lục] • Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học [2 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý [9 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục [6 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo [9 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên [9 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 6: Người học [4 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ [5 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 8: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác [8 tiêu chí] • Tiªu chuÈn 9: Tài chính và quản lý tài chính [3 tiêu chí] • Tiêu chuẩn 10: Quan hệ giữa nhà trường và xã hội [2 tiêu chí] Tuy nhiên, trong Bộ tiêu chí này có các tiêu chí áp dụng chưa phù hợp với điều kiện của các trường ĐH đề tài sẽ điều chỉnh, lược bỏ hoặc thay thế bằng các chỉ số đánh giá phù hợp giai đoạn hiện nay của nhà trường và phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có hai cách đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo: một là xếp hạng cơ sở GD ĐH; hai là xác định cơ sở GD ĐH đạt hay không đạt chuẩn mực đánh giá chất lượng. Mỗi cách có các điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Đề tài đề nghị thang đo đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo tại Chương trình ĐT KSCLC Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là thang đo 5 mức: Mức 1: Chất lượng kém; Mức 2: Chất lượng chưa đạt yêu cầu; Mức 3: Chất lượng bình thường; Mức 4: Chất lượng Khá; Mức 5: Chất lượng tốt. Từ thang đo cơ bản trên, đề tài xây dựng cách đánh giá từng chỉ số định tính và định lượng. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 23 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 25. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp lĩnh vực, tiêu chí, chỉ số đánh giá. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ xây dựng trọng số đánh giá tới cấp tiêu chí. Trọng số của mỗi tiêu chí phản ánh tầm quan trọng của từng tiêu chí trong việc hình thành chất lượng. Trên cơ sở các trọng số, đề tài xây dựng bảng điểm đánh giá theo thang điểm 5,00. - Đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia. Các chuyên gia mà đề tài chọn để xin ý kiến đánh giá là những người có kinh nghiệm giảng dạy hoặc kinh nghiệm công tác quản lý giáo dục trong và ngoài trường. - Khảo sát sự hài lòng của người học: Đây là phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo dựa trên người thụ hưởng, phương pháp đánh giá này đã được một số trường ĐH trong phạm vi cả nước sử dụng thời gian qua. *Sơ bộ về sự hài lòng Chất lượng giáo dục luôn là mối quan tâm của cả xã hội, vì vậy việc “bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” ở lĩnh vực giáo dục ĐH ngày càng được quan tâm. Trong bảng câu hỏi khảo sát sự hài lòng của sinh viên, mỗi khía cạnh cụ thể của quá trình giáo dục được sinh viên đánh giá bằng hai thang đo điểm: Thang đo thứ nhất để đánh giá tầm quan trọng của khía cạnh nào đó đối với sinh viên. Thang đo thứ hai để đánh giá sự hài lòng của sinh viên về khía cạnh cụ thể đó. Từ cách thức này có thể biết được những khía cạnh cụ thể nào là quan trọng, và mức độ hài lòng về khía cạnh đó như thế nào. *Những nguyên tắc chủ yếu về sự hài lòng - Việc sử dụng phương pháp sự hài lòng của sinh viên để đánh giá phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung, những nguyên tắc này có tính thiết thực cao: Nếu không để ý có thể làm cho sinh viên thất vọng với quá trình đào tạo. - Những bảng câu hỏi được phát cho sinh viên: Các khảo sát sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế căn bản dựa trên các cuộc trao đổi với sinh viên. Quan điểm của sinh viên về những gì nên được hỏi trong bảng câu hỏi sẽ thu được thông qua Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 24 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 26. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thảo luận nhóm, phỏng vấn qua điện thoại, hay cách trả lời trong bảng phỏng vấn từ các khảo sát khác. - Sự bảo mật: Điều cần thiết là những trả lời phải được giữ kín hoàn toàn để động viên và giữ được sự tin cậy của quy trình khảo sát. Bất kỳ sự khảo sát, sự hài lòng nào, không cần biết ai là người trả lời nhưng cần biết trả lời là gì và chi tiết của những khía cạnh để đo lường sự hài lòng tuân theo các biến. - Tầm quan trọng và sự hài lòng: Các sinh viên được hỏi để đánh giá cả tầm quan trọng và sự hài lòng của họ về các khía cạnh liên quan đến trường ĐH của họ. Mức thang điểm được sử dụng đối với cả hai như nhau. - Hành động là một phần của quản lý: Phương pháp sự hài lòng của sinh viên vì sự thắng lợi là rất thích đáng, người quản lý phải thực sự tận tâm, tận tuỵ với quy trình, và có một lòng khao khát, niềm mong mỏi cải tiến. Điều cần thiết là các hành động phải được thực hiện từ những biểu lộ của thông tin phản hồi, nếu không nhà trường sẽ làm mất đi niềm tin tưởng của sinh viên. - Những nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng đào tạo [theo khảo sát của trường ĐH Bristish Columbia ở nước Anh] như sau: • Chương trình giảng dạy: Nội dung chương trình, tổ chức các môn học, các môn học được cập nhật, các môn học đạt tiêu chuẩn. • Phương pháp giảng dạy: Chất lượng truyền đạt, sự sẵn sàng của trợ giảng ngoài giảng đường, cơ hội thảo luận trên lớp, cơ hội thể hiện trong lớp, các bài kiểm tra, hoặc tiểu luận được ấn định. • Kỹ năng phân tích: Phân tích – suy nghĩ sáng tạo – giải quyết các vấn đề, kết hợp các ý tưởng để phát triển thông tin mới, tìm kiếm và sử dụng thông tin, khả năng tự học. • Kỹ năng truyền đạt: Nói hiệu quả, viết rõ ràng và xúc tích, đọc và hiểu các tài liệu. • Kỹ năng xã hội: Làm việc hiệu quả với người khác, phát triển các mối quan hệ. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 25 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 27. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội • Kỹ năng phát triển năng lực bản thân: Hiểu bản thân và khả năng phát triển các tiêu chuẩn đạo đức và giá trị, có kiến thức về văn hoá và triết học. - Riêng việc xây dựng các tiêu chí để khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của CT KSCLC sẽ được thực hiện thông qua “phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên về chất lượng đào tạo”. Qua phiếu này ta sẽ xác định những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng về chất lượng đào tạo nói chung là những nhân tố nào. *Quy trình nghiên cứu khảo sát sự hài lòng Quy trình nghiên cứu này được cụ thể thông qua 9 bước công việc sau: - Xác định vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm thực hiện khảo sát sự hài lòng của sinh viên các trường ĐH để xây dựng thang đo sơ bộ. - NC định tính, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhóm để xây dựng bản phỏng vấn. - Chuẩn bị điều tra: Lập mẫu, lên lịch khảo sát, liên hệ các phòng ban, các khoa, giáo viên có liên quan… - Phỏng vấn sinh viên để thực hiện thu thập dữ liệu. - Hiệu chỉnh dữ liệu, nhập dữ liệu. - Phân tích dữ liệu; - Viết báo cáo sơ bộ; - Thảo luận để tìm ra các biện pháp. 1.3.2.2. Phân tích và đánh giá chất lượng đào tạo của người sử dụng lao động Giáo dục giữ chức năng dự báo liên tục nhu cầu tương lai của xã hội và đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu này. Thông qua mối liên hệ giữa nhà trường với người sử dụng lao động, sinh viên ra trường nhanh chóng có việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo và người sử dụng cũng tìm được những nhân viên có năng lực thích hợp với vị trí mà họ cần tuyển. *Những kỹ năng cơ bản của SV được người sử dụng lao động quan tâm Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 26 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 28. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội GD ĐH thế giới hiện nay có khuynh hướng chú trọng vào việc giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây: kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và thái độ hay hành vi cần thiết trong một xã hội có khuynh hướng toàn cầu hoá. Trong đó, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế luôn là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu, trình bày, kỹ năng tổ chức… là các kỹ năng không thể thiếu được. *Các tiêu chí đánh giá người lao động làm việc của doanh nghiệp Chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm “con người lao động”, có thể hiểu là kết quả của quá trình đào tạo và được cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và các giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứmg với mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề. Với yêu cầu đáp ứng như cầu nhân lực của thị trường lao động quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường với những điều kiện đảm bảo nhất định như: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… và còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như: tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức sản xuất - dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp… Cần nhấn mạnh rằng chất lượng đào tạo được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp. Xuất phát từ quan niệm về chất lượng đào tạo trên, dựa trên khảo sát lấy ý kiến của một số doanh nghiệp tại Hà Nội và các vùng lân cận, đề tài đề xuất xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực của những người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ĐH như sau: 1. Trình độ chuyên môn: thể hiện qua việc nắm vững chuyên môn được đào tạo hay không, mức độ vững vàng về chuyên môn có đáp ứng được mong đợi của xã hội hay không, chuyên môn có đủ làm việc ngay hay việc phải đào tạo thêm để có thể đáp ứng với yêu cầu của công việc. 2. Kỹ năng thực hành: người được đào tạo có khả năng ứng dụng chuyên môn vào việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, trong hoạt động Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 27 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 29. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghề nghiệp hay không, có khả năng làm việc và tự tạo việc làm hay không, khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính như thế nào… 3. Năng lực sáng tạo: Trong công việc thường xuyên đưa ra những sáng kiến [thể hiện sự khác lạ và tính độc đáo] trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hay không, có khả năng nhìn thấy “cái khác thường” trong cái thường ngày hay không, hay chỉ bảo sao làm vậy. 4. Năng lực hợp tác: Trong công việc thường ngày có biết cách cùng phối hợp với những người khác, với đồng nghiệp hay chỉ khép kín trong ốc đảo của mình? Có biết nắng nghe và chấp nhận đồng nghiệp cũng như khả năng và mức độ tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhóm. 5. Năng lực truyền thông: Có biết cách sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói và không bằng lời để diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu và chấp nhận hay không, có khẳ năng thương lượng và đàm phán hay không. 6. Phẩm chất đạo đức – nhân văn: Là người có tính trung thực hay không, có tinh thần trách nhiệm hay không, có dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình không. 7. Khả năng thể lực: Có khả năng làm việc với cường độ cao được hay không, có khả năng đứng vững trước những áp lực trong công việc hay không. 8. Kỹ năng khác [Tham gia hoạt động văn thể mỹ, hoạt động thi dua sản xuất…] Tám tiêu chí đánh giá năng lực người lao động ở các doanh nghiệp được thể hiện qua “Phiếu điều tra kỹ năng làm việc của người lao động” * Bảng 1.1: Các yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH STT Yêu cầu % 1 Nhiệt tình trong công tác 30 2 Sự hợp tác 20 3 Sự sáng tạo 14 4 Kiến thức chuyên môn 12 5 Có cá tính 11 6 Các hoạt động ở lĩnh vực khác 6 Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 28 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 30. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 7 Kiến thức trong thực tế 3.5 8 Thứ hạng trong học tập 2 9 Uy tín trường đào tạo 1.5 10 Tổng số 100 Nguồn : Tạp chí Update Japan *Quy trình nghiên cứu đánh giá 1. Xác định vấn đề nghiên cứu. 2. Nghiên cứu lý thuyết; thực hiện thu thập các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của người lao động ở một số doanh nghiệp. 3. Phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên các chuyên gia làm công tác nhân sự tại các doanh nghiệp để hiệu chỉnh bằng khảo sát. 4. Chuẩn bị điều tra: lập mẫu, lên lịch, liên lạc với đơn vị có sinh viên của trường đang công tác để khảo sát. 5. Phỏng vấn trực tiếp tại doanh nghiệp để thu thập dữ liệu. Các bước còn lại tượng tụ như với khảo sát sinh viên và giảng viên Với kết quả nghiên cứu của chương I, ta có cái nhìn sơ bộ về chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng. Cũng qua đó ta có những cách tiếp cận vấn đề “chất lượng đào tạo” theo nhiều khía cạnh khác nhau, để từ đó đưa ra phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo theo nhiều khía cạnh khác nhau một cách tương đối toàn diện. Phương pháp đánh giá này là sự tổng hợp của ba cách đánh giá khác nhau; hay nói một cách khác là tổng hợp đánh giá chất lượng đào tạo dưới hai góc độ khác nhau: [1] đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo và người thụ hưởng là sinh viên, [2] đánh giá chất lượng đào tạo dưới góc độ nhìn nhận của người sử dụng lao động; mỗi góc độ đánh giá sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, sự kết hợp này sẽ hạn chế nhược điểm đánh giá và làm tăng tính khách quan trong đánh giá chất lượng đào tạo. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 29 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 31. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO 2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và chương trình ĐT KSCLC 2.1.1 Tổng quan về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ ngày 06/03/1956 với tên gọi thời kỳ đầu thành lập là Trường Đại học chuyên nghiệp Bách khoa. Sứ mạng của Nhà trường ĐHBK được công bố năm 1999 và được chỉnh sửa tháng 12 năm 2008 tại Hội nghị cán bộ chủ chốt đầu nhiệm kỳ 2008- 2013. “Sứ mạng của Đại học Bách Khoa Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại học Việt Nam”. Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm NCKH-CGCN tiên tiến trên cả nước. Nhà trường đã tăng cường quy mô đào tạo cả hệ Đại học và Sau Đại học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành và chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương thức đào tạo. Việc xây dựng các chương trình đào tạo đặc biệt [kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao, chương trình tiên tiến, Việt-Nhật…] và việc đưa vào các ngành đào tạo hiện đại [Cơ điện tử, Kỹ thuật Y sinh, Công nghệ thông tin,…] cũng là những yếu tố quan trọng thu hút nhiều sinh viên giỏi, đạt các giải quốc tế và quốc gia đăng ký xét tuyển hoặc thi tuyển vào ĐHBK Hà Nội. 2.1.2. Giới thiệu chung về Chương trình KSCLC Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao ra đời năm 1999 trong khuôn khổ hợp tác, trao đổi về giáo dục giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Pháp, thời gian hoạt động mới chỉ 12 năm. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 30 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 32. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Đây là chương trình quốc gia, được giảng dạy tại 4 trường ở Việt Nam: - IPH [Trường đại học Bách Khoa Hà Nội] - EGC [Trường đại học Xây dựng] - IPD [Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng] - IPHCMV [Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh] Hàng năm Chương trình tiến hành tuyển chọn 60 sinh viên giỏi nằm trong tốp 20% trong số những học sinh đã trúng tuyển vào Trường ĐHBK HN để đào tạo [tỷ lệ sinh viên nữ thường chiếm khoảng 5%]. Bảng 2.1: Danh sách các trường đại học của Pháp và Việt Nam tham gia chương trình KSCLC STT Tên trường Ghi chú 1 ENPC Trường Quốc Gia Cầu Đường Paris 2 ECP Trường Trung Tâm Paris 3 ENST Bretagne Trường Đại Học Viễn Thông Quốc Gia Bretagne - Tập Đoàn GET 4 ENSEEIHT de Toulouse Trường Quốc Gia Kỹ Thuật Điện, Điện Tử, Tin Học, Thủy Lực Và Viễn Thông Toulouse- INP Toulouse 5 ENSMA Trường Quốc Gia Cơ Khí Hàng Không 6 INPG Viện Quốc Gia Bách Khoa Grenoble 7 INSA de Lyon Viện Quốc Gia Khoa Học Ưng Dụng Lyon 8 Trường Trung Học Louis Le Grand 9 IPH Đại học Bách khoa Hà Nội 10 ESGC Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 11 IP- Đà Nẵng Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng 12 IP HCMV Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Kế thừa mối liên hệ lâu năm giữa Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và các trường ĐH uy tín của Pháp, Chương trình đã hợp tác đào tạo với các trường và ngành đào tạo như sau: Bảng 2.2: Danh sách các chuyên ngành của Chương trình ĐTKSCLC: STT Chuyên ngành Đặt tại trường 1. Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội 2. Hệ thống thông tin và Truyền Đại học Bách khoa Hà Nội thông Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 31 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 33. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 3. Tin học công nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội 4. Hệ thống năng lượng và tái tạo Đại học Bách khoa Hà Nội 5. Hạ tầng cơ sở vận chuyển Đại học Xây dựng Hà Nội 6. Xây dựng đô thị Đại học Xây dựng Hà Nội 7. Xây dựng công trình thủy Đại học Xây dựng Hà Nội 8. Vật liệu tiên tiến Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh 9. Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh 10. Cơ điện tử Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh 11. Hệ thống năng lượng Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh 12. Viễn thông Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh 13. Sản xuất tự động Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng 14. Tin học công nghiệp Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Chương trình Đào tạo KSCLC 2.2.1. Kết quả đào tạo của Chương trình KSCLC - Tổng số sinh viên tuyển qua 11 khoá là 675 sinh viên. - Tổng số sinh viên 6 khoá đã tốt nghiệp là 275 SV. [số SV đầu vào là 330] - Thống kê của 6 khóa đã tốt nghiệp: * Ngành HTTT&TT 113 SV chiếm 40.9% * Ngành THCN 87 SV chiếm 31.5% * Ngành CKHK 76 SV chiếm 27.6% - Thống kê trên 223 sinh viên của 5 khóa từ năm 2004 đến 2008 o Làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam 54.7% o Làm việc tại doanh nghiệp Pháp 21.5% o Học cao học tại Pháp 15.2% o Học cao học tại nước ngoài khác 5.4% o Giảng viên 2.2% o Học cao học trong nước 2% Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 32 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 34. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ™ Các SV PFIEV BKHN tham gia các kỳ thi Olympíc và tham gia cuộc thi Trí tuệ VN và đã đạt được nhiều giải. Cụ thể từ năm 2000 đã đạt các giải sau: ¾ Olympic quốc gia: Giải nhất: 13; giải nhì: 14; ¾ giải ba: 17; giải KK: 9 ¾ Cuộc thi Trí tuệ Việt Nam năm 2000: đạt giải 2. ¾ Cuộc thi lập trình Pro-corn tại Nhật Bản: Giải đặc biệt cho đội BHHN ¾ Olympic trường: giải nhất: 12; giải nhì: 21; giải ba: 22; giải KK: 44 ™ Các hoạt động ngoại khoá khác các sinh viên KSCLC cũng đạt được nhiều thành tích: Vô địch giải bóng đá trường Đại học BKHN, Giải nhì bóng đá sinh viên khối cộng đồng pháp ngữ. Tham gia “Rung chuông vàng”. Bảng 2.3: Thống kê tình hình tuyển sinh của CT KSCLC các năm Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số sinh viên 42 42 50 57 60 63 60 65 66 60 Số sinh viên nữ 2 2 7 2 5 5 1 1 0 2 [5%] [5%] [14%] [4%] [8%] [8%] [2%] [2%] [0%] [3%] Bảng 2.4: Bảng thống kê kết quả tuyển sinh năm học 2007-2008 và năm học 2008-2009: phân loại theo điểm đỗ vào trường đối với 60 sinh viên được tuyển. Tuyển Thủ Điểm thi đại học [/30] từ 29 từ 28 từ 27 từ 26 từ 25 thẳng khoa đến đến đến đến đến 29.75 28.75 27.75 26.75 25.75 Năm 2007- 2 1 5 25 15 12 0 2008 Năm 2008- 0 0 3 23 16 14 4 2009 - Sinh viên trong chương trình luôn đáp ứng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo dự án 322 của Bộ Giáo dục và đào tạo [12 sinh viên], trong đó năm 2006 và 2007 mỗi năm có 3 sinh viên; năm 2008 và 2009 mỗi năm có 6 sinh viên. Sinh viên tham gia thực tập chuyên đề, thực tập tốt nghiệp tại nước ngoài như Nhật [02], Pháp [05], Thái Lan [14 sinh viên ], Singapore Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 33 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 35. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội [02], nhiều sinh viên thực tập tốt nghiệp tại trung tâm MICA. Điều này chứng tỏ sinh viên có khả năng học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Bảng 2.5: Danh sách sinh viên KSCLC đi học nước ngoài bằng học bổng 322 STT Năm Khoá Chuyên ngành Số SV Trường PHÁP 1 2005 Khoá 3 K46 [2001-2006] CKHK 1 ENSMA THCN 1 INPG HTTTTT 1 INPG 2 2006 Khoá 4 K47 [2002-2007] CKHK 1 ENSMA THCN 1 INPG HTTTTT 1 INPG 3 2007 Khoá 5 K48 [2003-2008] CKHK 1 ENSMA THCN 1 INPG HTTTTT 1 INPG 4 2008 Khoá 6 K49 [2004-2009] CKHK 2 ENSMA THCN 2 INPG HTTTTT 2 INPG 5 2009 Khoá 7 K50 [2005-2010] CKHK 2 ENSMA THCN 2 INPG HTTTTT 2 INPG 6 2010 Khoá 8 K51 [2006-2011] CKHK 2 ENSMA THCN 2 INPG HTTTTT 2 INPG Tổng 27 Khi hoàn thiện đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trước hội đồng hỗn hợp gồm các giáo sư Pháp và Việt. Số sinh viên bảo đạt yêu cầu 100% trong ba năm gần đây khẳng định sinh viên có khả năng trình bày bằng ngoại ngữ các vấn đề thuộc chuyên ngành. Bảng 2.6: Tình hình bảo vệ tốt nghiệp trước Hội đồng hỗn hợp Khoá Sĩ số Số sinh viên bảo vệ Số đạt Số không đạt 1 [1999-2004] 47 31 28 3 [6,3%] 2 [2000-2005] 44 44 42 2 [4,5%] 3 [2001-2006] 40 40 40 0 4 [2002-2007] 41 41 41 0 5 [2003-2008] 43 43 43 0 6 [2004-2009] 52 48 43 5 [10%] Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 34 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 36. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Bảng 2.7: Thống kê tình hình cựu sinh viên đến tháng 6/2009 [thống kê trên 100% sinh viên tốt nghiệp] 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng %/tổng Năm học đến đến đến đến đến cộng sinh viên 2004 2005 2006 2007 2008 Sĩ số 47 43 45 43 45 223 Học cao học tại Pháp 06 05 9 08 6 34 15.2% Học cao học tại nước 06 03 01 1 1 12 5.4% ngoài khác Học cao học trong 00 00 01 02 2 5 2% nước 1[*] Giảng viên 02 01 0 01[*] 5[*] 2.2%[*] Làm việc tại doanh 08 05 12 14 9 48 21.5% nghiệp Pháp họăc nước ngoài Làm việc tại doanh 25 29 23[*] 18 27 122[*] 54.7%[*] nghiệp VN Chờ việc 0 0 0 0 0 0 Tổng 47 43 45 43 45 223 Ghi chú: [*] có 1 người đồng thời đang theo học cao học 2.2.2. Phân tích và đánh giá kết quả đào tạo ở đầu ra: Trong những năm hoạt động vừa qua, Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao đã đạt được nhiều thành tích trong đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục trong đào tạo kỹ sư thể hiện trong các mặt sau: + Các chuyên ngành đào tạo của Chương trình KSCLC là những chuyên ngành thuộc các lĩnh vực đang được ưu tiên phát triển. + Văn hóa quốc tế và làm chủ ngôn ngữ [trình độ tiếng Anh]: Trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, người kỹ sư không chỉ thành thạo chuyên môn, họ còn phải thành thạo ngoại ngữ để có khả năng tiếp thu, phát triển khoa học công nghệ của ngành, chuyên ngành trong phạm vi trong nước và quốc tế. Sinh viên KSCLC khi tốt nghiệp bắt buộc phải có đủ chứng chỉ 2 ngoại ngữ là tiếng Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 35 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 37. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Anh và tiếng Pháp [tiếng Anh TOEFL 450 và tiếng Pháp DELF B1; hoặc tiếng Anh TOEFL 500 và tiếng Pháp DELF A2], và phải báo cáo đồ án tốt nghiệp bằng tiếng Anh, tiếng Pháp trước hội đồng bảo vệ tốt nghiệp hỗn hợp gồm các giáo sư Pháp và Việt. Trong hai năm đầu thuộc giai đoạn đại cương, sinh viên được học tiếng Anh với khối lượng 210 giờ. Sinh viên cũng được chú trọng học tiếng Pháp trên lớp, mỗi học kỳ 5 giờ/tuần trong giai đoạn I, và với thời lượng 3 giờ/tuần ở giai đoạn chuyên ngành. Để nhận được kết quả đào tạo tốt nhất, khoa ngoại ngữ cử những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm nhất để giảng dạy cho chương trình. Thêm vào đó, Chương trình còn tổ chức các lớp học buổi tối miễn phí luyện thi TOEFL cho sinh viên 2 năm cuối, nhờ đó số sinh viên đạt chứng chỉ TOEFL trong 3 năm gần đây gần như đạt 100%. Ngoài giờ học, sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ tiếng nước ngoài. Khoa ngoại ngữ mời một số chuyên gia bản ngữ hợp tác giảng dạy, tổ chức một số buổi mô phỏng phỏng vấn xin việc, hoặc hướng dẫn viết thư xin việc, viết sơ yếu lý lịch bằng tiếng Pháp cho sinh viên năm cuối. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên ngày càng cao, điều này thể hiện ở: - Số lượng sinh viên KSCLC tiếp tục học cao học ở nước ngoài khá cao, chiếm 20% sinh viên tốt nghiệp. - Số lượng sinh viên được học bổng của Đại sứ quán Pháp, của các trường Pháp mấy năm gần đây tăng đáng kể. Trong số 28 sinh viên theo học sau đại học tại Pháp có 25 sinh viên nhận học bổng của Đại sứ quán Pháp, 2 học bổng của các trường Pháp. + Mời giáo viên Pháp đến giảng dạy tại Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao: Hàng năm, Chương trình KSCLC đón khoảng 7 Giáo sư [GS] Pháp đến tham gia giảng dạy chuyên đề cho sinh viên: 3 GS từ Trường INPG dạy cho sinh viên năm thứ 4 và năm thứ 5 chuyên ngành THCN và HTTT&TT, mỗi chuyên đề khoảng 15h; 4 GS Viện Cơ khí và Hàng không quốc gia ENSMA sang giảng dạy 4 môn học cho sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 ngành CKHK, mỗi môn học 15h. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 36 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 38. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Các GS ra đề thi và chấm điểm, sinh viên nghe giảng và làm bài thi bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, hàng năm có các GS Pháp sang dự hội đồng bảo vệ tốt nghiệp hỗn hợp [tiếng Anh và Pháp] và phỏng vấn sinh viên cuối năm thứ 4 của Chương trình sang học tiếp tại các Nhà trường kỹ sư Pháp để nhận bằng kỹ sư của Nhà trường này theo kinh phí học bổng 322 của chính phủ Việt Nam. + Công nghệ và đổi mới sư phạm trong giảng dạy: Trong quá trình đào tạo, Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao luôn chú trọng khuyến khích việc đổi mới phương pháp sư phạm và áp dụng công nghệ trong giảng dạy. Việc sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại [như máy chiếu...] làm tăng tính trực quan sinh động, giúp sinh viên nắm bắt nhanh kiến thức được truyền đạt. Nhà trường cử ban nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật chuyên trách việc theo dõi và dự giờ giảng của các giảng viên, đặc biệt tổ chức các lớp giới thiệu và đổi mới phương pháp sư phạm cho cán bộ trẻ như: giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn thảo luận nhóm. Điều này góp phần đáng kể việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong Nhà trường cũng như trong Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao. + Kiểm tra kiến thức và đánh giá năng lực: Việc kiểm tra kiến thức và đánh giá năng lực sinh viên được thực hiện dựa trên quy chế học tập của Bộ giáo dục và đào tạo. Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học, phòng Đào tạo đại học tổng kết và xếp loại học tập của sinh viên. Công tác tổ chức thi và chấm thi được thực hiện nghiêm túc. Các phương pháp đánh giá kiến thức mà chương trình áp dụng là kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, thi cuối kỳ, thực tập và đồ án. Ngoài ra, mỗi học kỳ, mỗi sinh viên được đánh giá rèn luyện về mọi mặt kể cả chuyên môn, văn hoá xã hội, rèn luyện tư tưởng đạo đức. + Theo dõi sinh viên/quản lý sinh viên không đỗ: Phòng Đào tạo tiến hành xử lý kết quả học tập cuối học kỳ theo quy định đã thông báo từ đầu năm học. Kết quả xử lý học tập được gửi về chương trình cho biết số sinh viên được lên lớp, phải tạm dừng, phải thôi học; chương trình thông báo kết quả này tại bảng tin đồng thời báo cho từng sinh viên. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 37 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 39. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội + Vị trí của thực tập trong đào tạo: Gắn lý thuyết đi đôi với thực hành là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong đào tạo KSCLC. Trong thời gian học chuyên ngành, sinh viên có 3 đợt thực tập chính: Thực tập công nhân trong thời gian 4 tuần cuối năm thứ 3 tại trung tâm thực hành cơ khí đối với sinh viên ngành CKHK, trung tâm thực hành vô tuyến điện của khoa điện tử viễn thông đối với sinh viên ngành THCN, tại các cơ sở nghiên cứu đối với sinh viên ngành HTTT&TT... Kỳ thực tập cho phép sinh viên làm quen và sử dụng các thiết bị chính trong sản xuất công nghiệp. Thực tập chuyên ngành diễn trong thời gian 4-5 tuần vào cuối năm thứ 4. Kỳ thực tập này được thực hiện tại các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan tới chuyên ngành của sinh viên theo học. Sinh viên ngành THCN có thể thực tập tại Viện nghiên cứu điện tử và tự động hoá, nhà máy nhiệt điện Phả lại, công ty giấy Bãi Bằng, nhà máy xi măng Hoàng Mai, Công ty ASEATEC, ELCOM, …Sinh viên ngành HTTT&TT thực tập tại Tổng công ty truyền thông VNPT, công ty FPT, công ty IBM, công ty tin học Tinh Vân... Sinh viên ngành CKHK thực tập tại trung tâm bảo dưỡng máy bay A76 của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Qua đợt thực tập chuyên ngành, sinh viên bước đầu làm quen với môi trường hoạt động của doanh nghiệp, hiểu được những công việc thực tế và nắm bắt được những đòi hỏi cụ thể đối với kỹ sư làm việc trong doanh nghiệp. Thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp trong 22 tuần của năm thứ 5. Những sinh viên có thiên hướng nghiên cứu và học tiếp sau đại học sẽ được ưu tiên làm thực tập và đồ án tốt nghiệp trong các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài trường [Trung tâm MICA, trung tâm tự động hóa HITECH, trung tâm Phát triển và ứng dụng phần mềm DASI, Viện Thủy lợi…]. Ngoài ra, các sinh viên khác có thể thực tập và làm tốt nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với đề tài gắn với ứng dụng thực tế. Kì thực tập và làm đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên biết áp dụng và thực hành những kiến thức đã học trong một vấn đề cụ thể mang tính nghiên cứu chuyên sâu hoặc ứng dụng thực tiễn. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 38 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 40. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội + Theo dõi thực tập tại doanh nghiệp: Tất cả sinh viên khi thực tập đều có hai cán bộ phụ trách: một thuộc doanh nghiệp có nhiệm vụ hướng dẫn trực tiếp việc thực tập tại cơ sở và một là giảng viên của Nhà trường phụ trách việc định hướng và theo dõi sinh viên trong quá trình thực tập. Trước khi bắt đầu thực tập, sinh viên được nhận phiếu phân công nhiệm vụ và chương trình thực tập cụ thể trong đó nội dung đã được hai cán bộ phụ trách thống nhất. Tình hình thực tập trong mỗi tuần đều được hai cán bộ phụ trách ghi vào phiếu theo dõi. Đánh giá bao gồm kiến thức và năng lực tiếp thu được tại doanh nghiệp. Cuối kì thực tập có buổi báo cáo kết quả thực tập tại doanh nghiệp cũng như tại Nhà trường. Điểm thực tập của sinh viên được đánh giá bởi hai cán bộ phụ trách đại diện cho doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, dựa trên các tiêu chí: - Tính kỷ luật và đảm bảo tuân thủ thời gian thực tập - Khả năng hòa nhập và thích nghi của sinh viên tại cơ sở thực tập + Điều kiện vật chất đời sống sinh viên và cung cấp dịch vụ: Ký túc xá của Trường ĐHBK HN gồm 425 phòng cung cấp chỗ ở cho 4.200 sinh viên. Sinh viên diện chính sách, nữ sinh, kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện đào tạo của Trường được ưu tiên ở tại ký túc xá. Trung tâm quản lý ký túc xá còn luôn duy trì các hoạt động văn hoá, thể thao cho sinh viên, góp phần nâng cao kết quả học tập và rèn luyện nhân cách của sinh viên. Phòng hội thảo [100 chỗ ngồi] được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại. Trung tâm ký túc xá đã tổ chức các hoạt động sau: - Tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo giới thiệu ngành nghề, các buổi giới thiệu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn tìm việc làm cho sinh viên, đại hội và hội nghị các liên chi đoàn, liên chi Hội các Khoa, Viện trong Trường. Tổ chức các buổi chiếu phim, truyền hình các trận bóng đá hay trong nước và quốc tế. - Tổ chức các giải văn nghệ, giải thi đấu thể thao thu hút đông đảo sinh viên tham gia. + Hỗ trợ về cơ sở vật chất: Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại ĐHBK HN đã nhận được rất nhiều sự đầu tư về cơ sở vật chất của Đại sứ quán Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 39 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 41. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Pháp và của Bộ GD&ĐT cũng như của trường. Có thể nói đến các trang thiết bị phục vụ cho học tập và thực hành như 02 phòng máy tính hoặc đa phương tiện 50 máy tính kết nối internet tốc độ cao, phòng thí nghiệm Vật lý, phòng thí nghiệm Hóa học hiện đại và đồng bộ, 03 phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ 3 chuyên ngành: CKHK, THCN và HTTT & TT. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã chứng tỏ rằng CT ĐT KSCLC hoạt động và có bước đi đúng đắn nhằm thúc đẩy cho sự phát triển chung của ngành giáo dục nước nhà. Mặc dù còn có những điểm bất cập, nhưng CT ĐT KSCLC đã và đang có những đóng góp tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế về đào tạo và giáo dục như: + Tiến trình đào tạo 2 văn bằng, bằng liên kết: Trong khuôn khổ PFIEV, mỗi Trường đối tác của Pháp sẽ tham gia hợp tác 1 hay nhiều chuyên ngành được đề nghị trong CT ĐT KSCLC. Xây dựng, cơ khí, viễn thông, tin học, năng lượng là những ngành lớn được ưu tiên chọn lựa cho sự phát triển kinh tế của Việt nam. Đây cũng là các ngành mũi nhọn của các trường đối tác, và là những điểm mạnh của các doanh nghiệp Pháp tại Việt nam. Chương trình KSCLC đã được Uỷ ban bằng Kỹ sư Pháp đánh giá chất lượng vầ Chính phủ Pháp công nhận văn bằng tốt nghiệp giai đoạn 2004-2010. Sinh viên chương trình KSCLC sau khi tốt nghiệp và đủ tiêu chuẩn về hai ngoại ngữ Anh, Pháp sẽ được cấp bằng theo qui định của Bộ GD và ĐT, trong văn bằng ghi “Kỹ sư chất lượng cao”, ngành chuyên môn đào tạo. Các sinh viên bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp trước Hội đồng hỗn hợp Pháp Việt sẽ được cấp thêm Phụ lục bằng [Addendum]. Hiệu trưởng các Nhà trường Việt nam và Hiệu trưởng trường đối tác Pháp đồng ký vào phụ lục bằng. Đây có thể được coi là hình thức đào tạo bằng liên kết. + Nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên: Việc cử giảng viên tham gia giảng dạy cho chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao có thể coi như là một trong những biện pháp tích cực giúp họ tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tiếp cận với các phương pháp giảng dạy hiện đại. Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 40 Khoa Kinh tế và Quản lý
  • 42. sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội + Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo chuẩn mực quốc tế: Việc hợp tác đào tạo cấp văn bằng của các trường đối tác có uy tín của Pháp là rất quan trọng cho việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo chuẩn mực quốc tế của nước ta hiện nay. Lực lượng lao động này có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động về cả trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ. + Cơ hội đi học tập tiếp tại nước Pháp: Ngoài ra, từ năm 2006 đến năm 2008 có 1 sinh viên/chuyên ngành, và từ năm 2008 là 2 sinh viên/chuyên ngành, sau khi học hết năm thứ 4 có thành tích học tập xuất sắc và được Giáo sư các Nhà trường đối tác Pháp sang tuyển chọn, đi học tiếp hai năm tại một Nhà trường Kỹ sư Pháp. Sau khi học xong, sinh viên này được nhận bằng đúp, bằng Kỹ sư của Nhà trường Pháp và bằng của Nhà trường ĐHBK HN. 2.2.3 Phân tích và đánh giá kết quả đào tạo theo các tiêu chí đánh giá chất lượng của Bộ giáo dục và đào tạo • Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của Chương trình ĐT KSCLC: ™ Phân tích và đánh giá theo tiêu chuẩn Sứ mạng của Chương trình kỹ sư chất lượng cao là đào tạo kỹ sư theo tiêu chuẩn Châu Âu và thế giới, theo hướng vừa đa ngành vừa đảm bảo năng lực chuyên môn sâu, thích ứng với sự tiến triển của khoa học công nghệ nói chung và lĩnh vực chuyên môn nói riêng. Chương trình kỹ sư chất lượng cao xác định các mục tiêu: - ĐT nguồn nhân lực khoa học trình độ cao theo chuẩn mực Châu Âu và quốc tế: Tuyển chọn SV giỏi, đào tạo trong môi trường sư phạm đầy đủ, coi trọng giáo dục giá trị đạo đức, ĐT gắn chặt chẽ với nghiên cứu và doanh nghiệp công nghiệp. Mục tiêu của Chương trình KSCLC phù hợp với yêu cầu bức thiết của Việt Nam hiện nay và cho những năm sau là ĐT kỹ sư theo tiêu chuẩn châu Âu và thế giới. - Góp phần đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy. - Từng bước góp phần hiện đại hoá chương trình và phương pháp giảng dạy. - Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. • Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý Lê Thị Thanh Minh [Cao học 2008 – 2010] 41 Khoa Kinh tế và Quản lý

Chủ Đề