Sự dịch chuyển đầu tư nước ngoài ra khỏi trung quốc cơ hội nào cho việt nam

Vốn FDI tăng trở lại

Trong kiến nghị gửi Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đề cập đến hiện tượng một số thành viên đã dịch chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam vì lo ngại khó hoàn thành kế hoạch sản xuất trước bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài [VAFIE] khẳng định hiện tượng này không đáng lo: Vì Việt Nam không phải ốc đảo, nhà đầu tư có hệ thống trên toàn cầu nên nhà máy nơi này không làm được thì họ chuyển sản xuất sang khu vực khác thuận lợi hơn.

"Trước đây, Việt Nam cũng đã chịu tác động từ hiện tượng dịch chuyển đơn hàng nhưng ở góc độ quốc gia được hưởng lợi vì chúng ta có điều kiện thuận lợi do ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại quốc tế và có lợi thế về xuất xứ hàng hóa nên rất nhiều đơn hàng chuyển về Việt Nam sản xuất", Chủ tịch VAFIE Nguyễn Mại nói.

Bên cạnh đó, theo GS, TSKH Nguyễn Mại, việc các doanh nghiệp FDI có ý định rời khỏi Việt Nam hay cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ là cảnh báo và trong thực tế chưa xảy ra. Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến toàn cầu, tình hình tại Việt Nam nhìn chung vẫn đỡ khó khăn hơn nhiều quốc gia khác nên các nhà đầu tư rời đi cũng phải tính toán, cân nhắc.

Tuy nhiên, GS, TSKH Nguyễn Mại cũng lưu ý rằng, nếu phải dừng sản xuất quá lâu, nhà đầu tư sẽ dịch chuyển vốn sang khu vực khác. Vì vậy cần đánh giá tình hình một cách khách quan và sớm đưa ra những biện pháp hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp FDI để họ yên tâm.

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB], ông Andrew Jeffries cũng khẳng định: Trong thực tế đã có một số đơn đặt hàng chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, nhưng không phải là doanh nghiệp rời đi. 

Các doanh nghiệp FDI đã chọn Việt Nam để đầu tư lâu dài và các khoản đầu tư cần thời gian mới phát huy được tác dụng trong khi dịch chỉ mới bùng phát vài tháng gần đây. Cho nên, sẽ là hơi sớm để đưa ra những cảnh báo về xu hướng mới trong chuỗi cung ứng ở tầm nhìn trung và dài hạn.

Sau thời gian suy giảm, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 9. Theo Cục Đầu tư nước ngoài [Bộ Kế hoạch và Đầu tư], từ đầu năm đến nay, thu hút FDI vào Việt Nam đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so cùng kỳ.

Trong đó, vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì mức tăng và tăng mạnh hơn so với tám tháng. Cụ thể: Số dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới là 1.212 dự án, giảm 37,8% so cùng kỳ nhưng tổng vốn đăng ký đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6%.

Có 678 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 15% nhưng tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 6,4 tỷ USD, tăng 25,6% so cùng kỳ.

Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm, sự gia tăng trở lại của vốn FDI cho thấy nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào môi trường kinh doanh Việt Nam. Tại báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới nhận định: Nhiều chỉ số vĩ mô của kinh tế Việt Nam trong hơn tám tháng qua vẫn giữ được ổn định, trong đó, dòng vốn FDI vẫn được duy trì cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Doanh nghiệp mong sớm phục hồi sản xuất

Cũng theo GS, TSKH Nguyễn Mại, Việt Nam vẫn là nơi được các nhà đầu tư có nhiều tiềm năng phát triển và được đánh giá cao, nhưng trong hoàn cảnh có nhiều thay đổi như hiện nay, việc giữ chân nhà đầu tư phụ thuộc vào hành động của Chính phủ trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thiết lập môi trường đầu tư an toàn.

“Trong kiến nghị của các hiệp hội đầu tư trong nước và nước ngoài, mong muốn lớn nhất của nhà đầu tư là Chính phủ tiêm vaccine cho người dân để đạt miễn dịch cộng đồng và doanh nghiệp được chủ động nhập khẩu và tiêm vaccine cho người lao động. Các chính quyền địa phương và cơ quan chức năng ban hành các tiêu chí cụ thể về chống dịch và giám sát doanh nghiệp thực hiện xử lý khi có vi phạm, không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp. Vừa qua phải tập trung chống dịch, các cơ quan chức năng ít chú ý đến nghiên cứu tận dụng các cơ hội từ việc thi hành các FTAs [Hiệp định thương mại tự do], cần khắc phục tình trạng này để tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp hiện hữu phục hồi nhanh chóng cùng với thu hút dòng vốn mới”, vị giáo sư nhấn mạnh.

Theo ông Andrew Jeffries, dịch Covid-19 đã gây ra những gián đoạn sản xuất khắp nơi, không chỉ ở Việt Nam, nhưng việc kéo dài các biện pháp phong tỏa mà Việt Nam đang áp dụng cần được xem xét là vấn đề đáng quan ngại.

ADB dự báo năm 2021 là một năm đầy thách thức đối với Việt Nam, tăng trưởng GDP cả năm được điều chỉnh từ mức dự báo 6,7% giảm xuống còn 3,8%. 

Mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp lúc này là Việt Nam sớm công bố lộ trình mở cửa trở lại. Hoạt động đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi. Nếu không sớm bình thường hóa sản xuất, Việt Nam sẽ mất ưu thế là điểm đến của các nhà đầu tư.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu kép

TÔ HÀ

Khu công nghiệp Vân Trung [Bắc Giang]. [Ảnh: Danh Lam/TTXVN]

Tờ The Economic Times đưa tin cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch COVID-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu truyền thống khởi nguồn từ Trung Quốc.

Sự gián đoạn của thương mại quốc tế đã đòi hỏi phải có những điều chỉnh về chuỗi cung ứng.

Trước đó, các chuỗi cung ứng được thiết lập nhằm hướng tới chi phí thấp. Sau những tác động của đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng đang được điều chỉnh lại để giảm nguy cơ gián đoạn trong tương lai.

[Đón đợi làn sóng dịch chuyển đầu tư FDI vào các khu công nghiệp]

Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và có hai thách thức là khắc phục tình trạng dễ bị tổn thương do đại dịch COVID-19 và đảm bảo rằng cuộc chiến thương mại với Mỹ không làm tăng tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng.

Việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đang đưa đến cơ hội cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

Cộng đồng quốc tế đang tìm cách chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước khác.

Lượng sản xuất tại ba tỉnh xuất khẩu lớn nhất ở Trung Quốc tăng 11-14%/năm trong suốt hai thập kỷ qua.

Đại dịch là một lời cảnh tỉnh cho các công ty phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp Trung Quốc. Đa dạng hóa nhà cung cấp là một cách để tăng cường khả năng phục hồi, có nghĩa là ít nhất một số dây chuyền sản xuất có thể phải chuyển vĩnh viễn đi nơi khác.

Nhưng các khía cạnh thực tế của việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc rất phức tạp.

Theo báo cáo quý 2 của công ty cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng và chuỗi cung ứng QIMA, Việt Nam và Ấn Độ nổi lên là các nguồn cung ứng thay thế.

Các cải cách của Việt Nam cho phép người nước ngoài sở hữu tài sản cũng như cổ phần đa số trong các công ty Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế ổn định đã khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.

Khảo sát về nguồn cung ứng toàn cầu của QIMA cho thấy 43% số người được hỏi tại Mỹ mô tả Việt Nam nằm trong số ba khu vực địa lý mua hàng hàng đầu vào đầu năm 2021 và khoảng 1/3 số người mua trên toàn cầu.

Báo cáo của QIMA cũng cho thấy, nhu cầu tìm nguồn cung ứng từ Ấn Độ đang tăng lên, nhưng thách thức vẫn còn là làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới nhất có thể làm chậm quá trình mua sắm từ nước này.

Ấn Độ là thị trường được đánh giá cao đối với các sản phẩm khuyến mại, giày dép, kính mắt, đồ trang sức và phụ kiện. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào cách Ấn Độ kiểm soát đại dịch.

Chính phủ Ấn Độ gần đây đã cho phép tối đa 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] vào lĩnh vực sản xuất theo hợp đồng, với trọng tâm là tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trong tổng số vốn FDI.

Ngoài ra, nước này dự kiến chi khoảng 1,85 tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng tại các cảng thiết yếu trong nước.

Chính phủ Ấn Độ đã tiếp tục cho phép tới 100% FDI vào các dự án liên quan đến cảng và đang ưu đãi thuế 10 năm đối với việc xây dựng và bảo trì các cảng và bến cảng, nhằm tăng cường đầu tư.

Ấn Độ có kinh nghiệm trở thành một phần trung tâm trong chuỗi cung ứng của Mỹ vì lĩnh vực công nghệ thông tin của nước này.

Mỹ đang lên kế hoạch tạo ra một "mạng lưới thịnh vượng kinh tế" với các quốc gia thân thiện, hoạt động dựa trên các tiêu chuẩn tương tự về tất cả, từ kinh doanh kỹ thuật số, năng lượng đến cơ sở hạ tầng./.

Tiến Hiến [TTXVN/Vietnam+]

Xưởng sản xuất của liên doanh ôtô Honda Đông Phong giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: AFP

Ngày 3-5, Nhật Bản công bố chương trình hỗ trợ trị giá 2,2 tỉ USD khuyến khích các doanh nghiệp nội địa dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc về lại Nhật hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á. 

Chất xúc tác đại dịch 

Giới quan sát nhận định đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia nhận diện rõ nguy cơ khi các chuỗi cung ứng của họ quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã chững lại khi COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc. 

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng dịch bệnh thực chất chỉ là chất xúc tác cho một diễn biến đã bắt đầu từ lâu, ngay cả trước khi thương chiến Mỹ - Trung bùng nổ. 

"Việc di dời chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc thực chất bắt đầu từ trước thương chiến Mỹ - Trung, khi mức lương tại Trung Quốc đã tăng sau một khoảng thời gian. Cả cuộc chiến thương mại và đại dịch hiện nay đều đang kích thích quá trình vốn đã khởi động này" - ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán của Mỹ và hiện đang làm việc tại Quỹ Hinrich Foundation, trả lời Tuổi Trẻ ngày 8-5. 

Bên cạnh xu hướng vốn có, ông Olson cho rằng tác động từ dịch COVID-19 sẽ rõ ràng hơn ở một số lĩnh vực cụ thể như dịch vụ y tế, thiết bị bảo hộ và dược phẩm. 

Nhật Bản không phải quốc gia duy nhất hành động trong thời gian gần đây. Hồi tháng 4, Chính phủ Ấn Độ đã liên hệ với hơn 1.000 doanh nghiệp để đề nghị các hỗ trợ hấp dẫn đối với những nhà sản xuất muốn rời khỏi Trung Quốc, theo Economic Times. 

Trong đó, Ấn Độ ưu tiên các nhà cung cấp thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, vải, thuộc da và sản xuất phụ tùng xe hơi. Economic Times dẫn nguồn tin cho biết số doanh nghiệp này bao trùm tổng cộng 550 loại hàng hóa. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề trên, GS Julien Chaisse tại Trường luật thuộc Đại học Hong Kong, một chuyên gia về vấn đề thương mại, cho rằng dịch bệnh COVID-19 chỉ là một “tác nhân tạm thời”. “Động cơ thật sự khiến các doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc là các loại thuế quan và sự bất an đến từ cuộc chiến thương mại. 

Kể từ khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ khoảng một năm rưỡi về trước, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hoạt động sản xuất sang Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Một số công ty Mỹ sản xuất tại Trung Quốc đã xoay xở để gánh thuế quan cao hơn hoặc tăng giá, nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm nơi khác” - ông Chaisse nhận định. 

Theo vị giáo sư này, tới nay hơn 50 công ty đa quốc gia, cả trong và ngoài Trung Quốc, đã quyết định hoặc lên kế hoạch di dời toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất. 

Nếu chúng ta có thể đơn giản hóa bằng tỉ lệ phần trăm, tôi sẽ nói rằng tính tới nay 80% số doanh nghiêp ngoại rời Trung Quốc là vì cuộc chiến thương mại. Trong khi đó, chỉ 20% còn lại đưa ra quyết định tương tự vì dịch COVID-19.

GS Julien Chaisse [Đại học Hong Kong] cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump xem tình hình này như tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang thua trong cuộc chiến thương mại và sẽ sẵn sàng đàm phán

N. HẠNH tổng hợp - Đồ họa: N.KH.

Cơ hội cho Việt Nam 

Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn cũng đem lại cơ hội mới cho nhiều quốc gia. Dù có những lợi thế nhất định, Việt Nam vẫn chỉ là một trong những tay đua trong cuộc chạy đua thu hút đầu tư ngoại. 

“Gần như chắc chắn một số sẽ rời khỏi Trung Quốc nhưng cũng chỉ ở mức giới hạn vì Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các quốc gia khác. Câu hỏi lớn nhất đối với Việt Nam là làm sao xây dựng được năng lực hiệu quả để thu hút những chuyển dịch đó của chuỗi cung ứng” - ông Olson đặt vấn đề. 

Theo ông Olson, để tối ưu hóa cơ hội trước mắt, Việt Nam cần cải thiện hạ tầng công nghệ cũng như kỹ năng của lực lượng lao động. Ông cho rằng sự chuyển dịch chuỗi sản xuất sẽ đem lại nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài [FDI] đáng kể cho Việt Nam. 

“FDI mang lại cả những “tác dụng phụ” có lợi đối với doanh nghiệp nội. Tuy nhiên, Việt Nam cần đảm bảo FDI được sử dụng một cách bền vững. Điều đó có nghĩa là FDI không nên chỉ phục vụ mục đích tạo ra tăng trưởng kinh tế cân bằng, mà còn phải củng cố được nguồn vốn xã hội và hỗ trợ việc quản lý môi trường” - ông Olson lưu ý. 

Theo GS Chaisse, bên cạnh việc lôi kéo đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cần chăm chút cho cả sự phát triển của nền công nghiệp nội địa. Ông cho rằng đây là điều rất quan trọng vì phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư ngoại là cách làm không bền vững. 

Ông Chaisse cũng cho rằng Việt Nam nên nỗ lực thu hút những doanh nghiệp công nghệ tiên tiến như Google và Microsoft, đồng thời tận dụng tất cả lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do [FTA] đã ký trong những năm qua, bao gồm Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam [EVFTA] và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP]. 

Rộ tin Apple sản xuất AirPods ở Việt Nam

Các nguồn tin tiết lộ Apple đang dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc - Ảnh: NIKKEI

Báo Nikkei Asian Review ngày 8-5 dẫn nguồn thạo tin cho biết Hãng công nghệ Apple sẽ sản xuất hàng triệu tai nghe không dây AirPods ở Việt Nam lần đầu tiên trong quý này. Tờ báo Nhật này đánh giá đây là dấu hiệu cho thấy Apple đang đẩy mạnh đưa chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc giữa đại dịch COVID-19.

“Khoảng 3-4 triệu đơn vị, tương đương 30% trong tổng số AirPods thông thường được sản xuất trong quý này, sẽ được sản xuất tại Việt Nam”, Nikkei Asian Review trích dẫn từ nguồn tin. Theo tờ này, việc Apple chuyển sản xuất sang Việt Nam chưa bao gồm AirPods Pro - phiên bản cao cấp, có tính năng khử tiếng ồn và được giới thiệu vào tháng 10-2019.

Phần lớn dòng AirPods, gồm AirPods thông thường [159 USD] và AirPods Pro [249 USD], vẫn được sản xuất tại Trung Quốc dù một số thiết bị điện tử đã bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế bổ sung từ năm ngoái. Các sản phẩm chủ chốt khác của Apple như iPhone và MacBook vẫn chưa bị áp thuế và vẫn chủ yếu được lắp ráp tại Trung Quốc.

NGUYÊN HẠNH

Kiện Trung Quốc vì COVID-19: Ai kiện, kiện ai?

NGUYÊN HẠNH - NHẬT ĐĂNG

Video liên quan

Chủ Đề