Bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 phần bài tập bổ sung trang 24, 25 sbt toán 7 tập 1

Tìm dạng thập phân của số\[\displaystyle{1 \over 7}\]. Dựa vào quy luật tuần hoàn của số thập phân vô hạn tuần hoàn để tìm chữ sốthập phân thứ \[100\] sau dấu phẩy của phân số \[\displaystyle {1 \over 7}\]
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 9.1
  • Bài 9.2
  • Bài 9.3
  • Bài 9.4

Bài 9.1

Trong các phân số \[\displaystyle {{12} \over {39}},{7 \over {35}},{8 \over {50}},{{17} \over {40}}\]phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là:

[A] \[\displaystyle {{12} \over {39}}\];

[B] \[\displaystyle {7 \over {35}}\];

[C] \[\displaystyle {8 \over {50}}\];

[D] \[\displaystyle {{17} \over {40}}\].

Hãy chọn đáp án đúng.

Phương pháp giải:

Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác \[2\] và \[5\] thì phân số đó viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

\[\begin{array}{l}
\dfrac{{12}}{{39}} = \dfrac{4}{{13}};\,\,\dfrac{7}{{35}} = \dfrac{1}{5};\,\dfrac{8}{{50}} = \dfrac{4}{{25}};\,\,\dfrac{{17}}{{40}}\\
25 = {5^2}\\
40 = {2^3}.5
\end{array}\]

\[13\] có ước nguyên tố \[13\] khác \[2\] và \[5\] nên\[\dfrac{{12}}{{39}}\]viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Chọn [A].

Bài 9.2

Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng:


Phương pháp giải:

Sử dụng:

\[\dfrac{1}{9} = 0,[1]\]

\[\dfrac{1}{{99}} = 0,[01]\]

Lời giải chi tiết:

\[\begin{array}{l}
\dfrac{1}{9} = 0,[1]\\
0,[4] = 0,[1].4 = \dfrac{1}{9}.4 = \dfrac{4}{9}\\
\dfrac{1}{{99}} = 0,[01]\\
0,[3] = 0,[1].3 = \dfrac{1}{9}.3 = \dfrac{1}{3}
\end{array}\]

Ta nối như sau:

A] - 3]; B] - 1]; C] - 5]; D] - 2

Bài 9.3

Tìm các phân số tối giản có mẫu khác \[1\], biết rằng tích của tử và mẫu bằng \[3150\] và phân số này có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Phương pháp giải:

Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác \[2\] và \[5\] thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Lời giải chi tiết:

Gọi phân số tối giản phải tìm là \[\displaystyle {a \over b}\]\[\left[ {a,b \in\mathbb Z},b\ne1 \right],\]\[ƯCLN [a, b] = 1\]

Ta có \[a.b = 3150 ={2.3^2}{.5^2}.7\]

Vì \[{a,b \in\mathbb Z}\] nên \[a,b\] là ước của \[3150\]

\[\displaystyle {a \over b}\] viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn nên \[b\] không có ước nguyên tố \[3,\] \[7, b 1\] và \[ƯCLN [a, b] = 1\]. Hay \[b\] chỉ có ước nguyên tố là \[2\] và \[5\].

Do đó \[b \in \left\{ {2;25;50} \right\}\]

- Với \[b=2\] thì \[a=3150:2=1575\]

- Với \[b=25\] thì \[a=3150:25=126\]

- Với \[b=50\] thì \[a=3150:50=63\]

Vậy các phân số phải tìm là:

\[\displaystyle {{1575} \over 2} = 787,5\]; \[\displaystyle {{126} \over {25}} = 5,04\]; \[\displaystyle {{63} \over {50}} = 1,26\].

Bài 9.4

Chữ số thập phân thứ \[100\] sau dấu phẩy của phân số \[\displaystyle {1 \over 7}\][viết dưới dạng số thập phân] là chữ số nào?

Phương pháp giải:

Tìm dạng thập phân của số\[\displaystyle{1 \over 7}\]. Dựa vào quy luật tuần hoàn của số thập phân vô hạn tuần hoàn để tìm chữ sốthập phân thứ \[100\] sau dấu phẩy của phân số \[\displaystyle {1 \over 7}\]

Lời giải chi tiết:

Ta có \[\displaystyle {1 \over 7}= 0, [142857]\]

Chu kì của số này gồm \[6\] chữ số.

Ta lại có \[100 = 16.6 + 4\] nên chữ số thập phân thứ \[100\] sau dấu phẩy của phân số \[\displaystyle {1 \over 7}\] là chữ số \[8\].

Video liên quan

Chủ Đề