Tập luyện TDTT thường xuyên có tác dụng như thế nào đến cơ quan hô hấp

Tác động của việc tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp

Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2 của cơ thể, khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về O2, chính vì vậy mà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành tập luyện thể dục thể thao trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ O2, từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp, cải thiện cơ năng hệ thống hô hấp.

Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao năng lượng, năng lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ thể. Những vật chất dự trữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng lượng đòi hỏi phải có một quá trình O2 hoá, do vậy, cơ thể bắt buộc phải không ngừng sử dụng O2 từ môi trường bên ngoài và thở ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấp.

Hệ thống hô hấp bao gồm phổi, khí quản, mũi… trong đó phổi là nơi trao đổi khí, còn lại đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong trạng thái yên tĩnh mỗi phút đòi hỏi 0,25- 0,3 ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không được sử dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ đó chức năng của hệ thống hô hấp sẽ giảm đi mạnh mẽ và rất dễ mắc bệnh.

Tác động của việc tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp

Tập luyện TDTT thường xuyên có tác dụng như thế nào đến cơ quan hô hấp

3 tuần trước

Tác dụng của tập luyện Thể dục thể thao

14/01/2020 08:15 19639 lượt xem

TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO

Tổ chức y tế thế giới [WHO, 1946] đưa ra quan điểm sức khỏe là “Trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và sự thịnh vượng xã hội” [a complete state of physical, mental and social prosperity]. Định nghĩa này cho thấy quan điểm sức khỏe không chỉ là không bệnh tật. Trạng thái khỏe mạnh không phải là bất biến, một số yếu tố nhất định có thể duy trì hay làm tăng tình trạng sức khỏe và cũng có những yếu tố làm suy giảm sức khỏe. Trong đó, việc tập luyện TDTT là những hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Trong quá khứ, thể thao không phải là mục tiêu phát triển sức khỏe, cho đến cuối thế kỷ 19 với câu châm ngôn của Juvenal “mens sana in corpore sano” có nghĩa: “Một tinh thần khỏe mạnh trong một cơ thể cường tráng” đã hình thành một quan điểm mới về tập luyện TDTT khi những lợi ích của TDTT được thừa nhận. Quan điểm này ngày càng chứng tỏ rõ ràng hơn khi hiện tượng cơ giới hóa và tự động hóa của xã hội xuất hiện, có nghĩa là các hoạt động thể chất trong lúc lao động bị giảm sút và lối sống ít vận động bắt đầu biểu lộ một số tác hại.

Tham gia vào tất cả các hoạt động mà cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn trạng thái nghỉ ngơi, vận động thể chất bao gồm không chỉ là thể thao mà còn là các trò chơi vận động, đi bộ, khiêu vũ, bơi lội…

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò, lợi ích của tập luyện TDTT đối với sức khỏe [thể chất và tinh thần] con người, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Kéo dài tuổi thọ

Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của TDTT đến việc kéo dài tuổi thọ. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy việc tham gia hoạt động TDTT ở đại đa số các môn đều có thể làm tăng tuổi thọ. Thí dụ: Theo Bouchard [1994]: các VĐV môn chèo thuyền ở ĐH Cambridge và Oxford, cũng như VĐV trượt tuyết Phần Lan có tuổi thọ cao hơn người không tập luyện. Một nghiên cứu khác của Paffenbarger và cộng sự [1986] trên hơn 15.000 cựu sinh viên ĐH Harvard cho thấy những người tham gia hoạt động TDTT, đặc biệt là đi bộ, thì tuổi thọ tăng lên gần 2 năm so với người bình thường.

2. Phòng chống bệnh tật

Báo cáo của WHO [2002, 2003], ƣớc lượng trên toàn cầu, không vận động thể chất là nguyên nhân chính gây ra 1.9 triệu ngƣời chết hàng năm, trong đó có 250.000 người Mỹ. Lối sống ít vận động ở Mỹ là nguyên nhân gây bệnh, chiếm 18% các ca bệnh tim mạch, 22% các ca ung thư ruột kết, tiêu tốn 3.5% chi phí dành cho sức khỏe toàn liên bang [US Department of Health,1996]. Ở Canada, 21.000 trường hợp chết yểu do không vận động, tiêu tốn 2.1 tỷ USD trong năm 1999, chiếm 2.5% quỹ chăm sóc sức khỏe [Katzmarzyk et al., 2000]. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy cái giá phải trả cho lối sống ít vận động và lợi ích của tập luyện TDTT, dẫn đến việc thúc đẩy mạnh các chương trình hoạt động TDTT ngày càng rộng lớn trên thế giới.

Béo phì: Cho dù lượng calory tiêu thụ trung bình không tăng trong thế kỷ 20 nhưng số lượng người bệnh béo phì lại tăng cao ở các nước phát triển. Năm 1850, 1/3 năng lượng được dùng trong lao động ở các nhà máy và nông trường, trong khi ước lượng hiện nay chỉ khoảng 1%. Lối sống đô thị hóa, sử dụng thường xuyên xe hơi, ít đi bộ, thời gian ngồi trước tivi ngày càng tăng, lười vận động, ít tập TDTT… là những yếu tố góp phần vào việc tăng số lượng người béo phì ngày nay [Prentice & Jebb, 1995].

Bệnh tim mạch: Một trong những tác động có hại dễ thấy nhất của rối loạn chức năng vận động là các bệnh tim mạch. Từ 1953, nghiên cứu của Morris [1953] về các nhân viên làm việc tại công ty xe bus London cho thấy các tài xế bị bệnh tim mạch gấp 2 người bán vé [có đi lại]. Đây là lần đầu tiên lợi ích của hoạt động vận động đƣợc chứng minh bằng tỉ lệ bệnh tim mạch. Các nghiên cứu tiếp tục đƣợc tiến hành từ 1968 đến 1978, trên 16.882 người, Morris khẳng định tỉ lệ bệnh tim mạch xảy ra ít hơn đối với nhóm có hoạt động TDTT, 3.1% so với 6.9% ở nhóm không TDTT [1980]. Một nghiên cứu trên 16.936 cựu sinh viên Harvard cho thấy: những người có tham gia TDTT nhưng ít, 1 lần/tuần, có nguy cơ bị tim mạch cao hơn 64% so với nhóm tham gia TDTT cường độ cao [Paffenbarger et al., 1978].

Phân tích các kết quả nghiên cứu tại Mỹ, nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch trên 12.866 ngƣời từ 35 đến 57 tuổi, cho thấy: tỉ lệ tử vong ở nhóm tập luyện TDTT 45phút/ngày thấp hơn đáng kể nhóm chỉ tập 15 phút/ngày [Leon & Connett, 1988]. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rõ tập luyện TDTT sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là tim mạch. Vận động thể chất có xu hướng làm giảm triglyceride và cholesterol [tác nhân gây nghẽn động mạch], nâng cao độ nhạy insulin, nâng cao chức năng cơ tim, giúp máu lưu thông đến tim dễ dàng và giúp hạn chế sự hình thành máu cục, phòng chống bệnh loãng xương và tiểu đường, làm giảm căng thẳng và lo âu.

Bệnh Parkinson: Một nghiên cứu của trường ĐH Harvard trên 48.000 ngƣời đàn ông, kết quả cho thấy: hầu hết những ai vận động ít thì phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và phát triển bệnh kinh phong [Parkinson] 50% so với những người thường xuyên vận động.

Ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu kéo dài 14 năm tại Đại học Harvard nhận thấy rằng những ngƣưi nào trên 65 tuổi thực hiện việc chạy bộ, đạp xe hay đi bơi ít nhất 3 lần/tuần thì rủi ro mắc bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 70% so với người không tập luyện TDTT.

Bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở ĐH Honolulu cho thấy: những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần so với người có vận động thƣờng xuyên.

3. Hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với trẻ em

Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển đƣợc tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp người tập có đƣợc sức khỏe tốt, từ đó hiệu quả học tập, công tác và tham gia các hoạt động ở nhà trường, xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi phải có tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực... Đây chính là quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách trẻ em, giúp người tập có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học.

Trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT, nếu thất bại, ngƣời tập sẽ học đƣợc cách chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua, có nghĩa là đang học cách để thành công. Ngoài ra, quá trình tập luyện thể thao sẽ tạo cho người tập phong cách riêng, không còn mắc cở, rụt rè trƣớc đám đông, mạnh mẽ trong thể hiện năng lực... chính phong cách này sẽ góp phần giúp người tập tự tin hơn trong cuộc sống.

4. Cải thiện sức khỏe thể chất

Tổng kết nhiều nghiên cứu cho thấy tập luyện TDTT có thể cải thiện hoạt động các hệ thống cơ xương, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa…, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường bên ngoài.

Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng khoa học sẽ làm cho hệ cơ xương phát triển hài hòa. Cơ bắp nở nang, rắn chắc, tạo ra vẻ đẹp hình thể và dáng đi khỏe mạnh của con người. Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, năng lực mềm dẻo và linh hoạt của cơ tăng lên.

Tập luyện TDTT với lượng vận động phù hợp có tác dụng kích thích tích cực đến sự phát triển chiều dài và chu vi của xương, nói cách khác, có tác dụng kích thích phát triển chiều cao và chất lượng xương đối với thiếu niên [Mc Ardle, 2000]. Những môn như chạy, đi bộ, nâng tạ đều có thể giúp phòng tránh loãng xương khi lớn tuổi.

Tập TDTT sẽ làm nhịp tim tăng lên, tăng cường sức co bóp của cơ tim, dung lượng máu trong tim tăng lên, tỷ lệ hấp thụ oxy của cơ thể tăng lên. Sự tăng cường hoạt động của tim sẽ giúp làm chậm quá trình suy thoái của tim, giảm tỷ lệ sơ cứng mạch máu, huyết áp cao.

Tập TDTT giúp hô hấp có phản xạ thở sâu, thở nhanh hơn, tăng hoạt động của các cơ hô hấp, tăng lượng oxy cung cấp cho tế bào, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn do khả năng chịu đựng sự mệt mỏi tăng lên.

Tập TDTT đều đặn có khả năng tăng hàm lượng hồng cầu trong máu, sức đề kháng cơ thể cũng tăng lên, ít bệnh tật hơn.

Tập TDTT sẽ cải thiện kỹ năng vận động như đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo… giúp ích rất nhiều cho các vận động sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

5. Làm tinh thần sảng khoái, giảm stress

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]: "Sức khỏe tâm thần là một phần không thể tách rời của sức khỏe; Thực vậy, sẽ không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần". Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người có sức khỏe tâm thần kém tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ. Hơn nữa, các nghiên cứu đã liên hệ sức khỏe tâm thần kém với phân biệt đối xử về giới, không hòa nhập xã hội, tăng nguy cơ bạo lực và tội phạm và một lối sống không lành mạnh.

Trong cuộc sống hiện đại, với cường độ làm việc căng thẳng, nhiều áp lực trong cuộc sống, ngày càng có nhiều người bị stress. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập luyệnTDTT là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải tỏa stress nhanh và hiệu quả nhất, đặc biệt trong chữa bệnh trầm cảm. Tập luyện TDTT thường xuyên, kể cả chỉ 30 phút mỗi ngày, cũng có tác dụng làm bớt nóng nảy, buồn rầu, người tập cảm thấy sảng khoái, lạc quan, yêu đời hơn. Những thay đổi về tâm lý này có thể xảy ra do sự thay đổi của endorphin, tăng hóc môn senotonin sẽ cải thiện tâm trạng, giúp thư giãn, yêu đời hơn.

Tập luyện thể thao giúp tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, đƣợc gọi là endorphins, giúp sảng khoái tinh thần. Tập luyện còn giúp làm dịu những căng thẳng hằng ngày và chúng ta học cách ứng phó tốt hơn với những nguyên nhân gây stress. Một số môn thể thao tốc độ sẽ giúp chuyển hướng sự tập trung của người tập ra khỏi những rắc rối, khó xử trong cuộc sống. Thực tế cho thấy người chơi thể thao thường xuyên không chỉ có thể lực tốt mà còn kiểm soát cảm xúc tốt, cũng nhƣ suy nghĩ rõ ràng hơn trong mọi công việc.

Nghiên cứu của ĐH California – Berkeley tháng 2/2014 cho thấy căng thẳng có thể gây ra các bệnh lý tinh thần. Tuy nhiên, có nhiều cách để chúng ta có thể giảm hoặc xử lý stress. Bộ Y tế Mỹ khuyên người lớn nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc tập cường độ mạnh 75 phút mỗi tuần. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tập thể dục ngoài trời có thể hiệu quả ngang với thuốc chống trầm cảm trong điều trị trầm cảm và lo âu mức độ nhẹ và vừa.

6. Cải thiện chức năng não bộ

TS. John Ratey, một trong những nhà tâm lý hàng đầu của ĐH Y khoa Harvard, cho rằng: chính tập luyện TDTT, chứ không phải dầu cá hay trò chơi sudoku, là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất giúp chúng ta luôn lạc quan và tin tưởng vào trí tuệ của bản thân. Thường xuyên tập luyện TDTT không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng học hỏi, tăng trí nhớ, giảm stress, giảm sự lão hóa của não bộ. Kết quả nghiên cứu của Ratey cho thấy: càng hào hứng với tập luyện thì não bộ càng làm việc hiệu quả. Quá trình luyện tập sẽ huy động tối đa các hợp chất trong máu mà khi được vận chuyển tới não bộ sẽ hỗ trợ tối đa cho các tế bào nơron. Một trong những hợp chất hóa này là protein BDNF, được xem là có tác động rất lớn tới sự phát triển của não bộ. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc luyện tập có thể làm đảo ngược sự tác động của tuổi tác đối với não bộ. Bƣớc vào tuổi 40, thể tích não bộ sẽ giảm 5% sau từng thập kỷ. Điều này xảy ra do các khớp thần kinh, vùng giữa các tế bào não có nhiệm vụ truyền các tín hiệu thần kinh, bị mòn thậm chí là bị đứt. Các mao mạch dẫn truyền dưỡng chất cho não cũng sẽ co hẹp cùng với tuổi tác, giảm lưu lượng máu tới não và kết quả là làm suy giảm các chức năng não bộ. Đây chính là nguyên nhân vì sao càng lớn tuổi càng hay quên. Tập luyện TDTT sẽ khích thích một loạt các phản ứng có tính chất trẻ hóa và kích thích các tế bào não, bảo vệ não bộ khỏi những tác hại của stress và lão hóa.

7. Hình thành kỹ năng sống

Quá trình tập luyện TDTT là quá trình làm việc, giao tiếp với một tập thể gồm huấn luyện viên, giảng viên, đồng đội, người tập chung. Qua đó, người tập có thể học hỏi những kỹ năng sống có giá trị như: Đưa ra quyết định; Giải quyết vấn đề; Tư duy sáng tạo; Tư duy phản biện/sáng suốt; Giao tiếp hiệu quả; Mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân; Tự ý thức về bản thân/Chánh niệm; Quyết đoán; Đồng cảm; Tâm xả; Đối phó với căng thẳng, tổn thương và mất mát; Khả năng phục hồi tâm lý; Giao tiếp; Làm việc nhóm; Lãnh đạo…. Sự tự tin sẽ tăng lên khi giành chiến thắng và đạt đƣợc mục tiêu. Trong môi trường TDTT, chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ, kết bạn với những ngƣời có cùng sở thích, có điều kiện có thêm nhiều bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội./.

Tin bài: Lê Viết Vinh - Tổ GDTC & QPAN

TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO VỚI SỨC KHOẺ CƠ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [171.66 KB, 15 trang ]

TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO VỚI SỨC KHOẺ CƠ THỂ
I.Thúc tiến quá trình sinh trưởng phát dục nâng cao trình độ chức năng cơ
thể.
Thể chất tốt là điều kiện đảm bảo cho sức khoẻ tốt. Rèn luyện thể thao có thể
thúc tiến quá trình trao đổi chất ở các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, từ đó hoàn
thiện nâng cao chức năng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.
Thể chất được biểu hiện ở nhiều phương diện, nó bao gồm tình trạng phát
dục của các cơ quan bộ phận trong cơ thể, trình độ về năng lực hoạt động cơ bản
và các tố chất cơ thể, năng lực thích nghi với hoàn cảnh môi trường bên ngoài…
Ở đây, chúng ta nhìn từ góc độ sự ảnh hưởng của thể dục thể thao đối với chức
năng của hệ vận động, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh
để bàn về tập luyện thể dục thể thao đã tăng cường thể chất như thế nào?
I.1. Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ vận động.
Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận động.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể có thể tăng cường được các chất của xương,
tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các
khớp, từ đó mà năng lực hoạt động của cơ thể đã được nâng lên, xương và khớp
được cấu tạo thành. Xương trong cơ thể là một kết cấu kiên cố, nó bao gồm hơn
200 chiếc xương, những chiếc xương đó đã cấu tạo thành một chiếc khung giá có
tác dụng bảo vệ cho các cơ quan bộ phận bên trong của cơ thể như não, tim, phổi…
Xương còn có một chức năng khác nữa đó là tạo máu cho cơ thể. Do vậy, sự sinh
trưởng và trưởng thành của xương không chỉ có tác dụng quan trọng đối với hình
thái cơ thể mà còn có sự ảnh hưởng quan trọng đối với năng lực vận động và lao
động của con người.
Rèn luyện thân thể có thể cải biến kết cấu của xương, thường xuyên tập luyện
thể dục thể thao có thể tăng cường các chất trong xương. Tập luyện thể dục thể thao
làm cho cơ bắp có tác dụng lôi kéo và áp lực đối với xương làm cho xương không
chỉ biến hoá về phương diện hình thức mà còn làm cho tính cơ giới của xương
được nâng lên. Sự biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương diện hình thái của
xương đó là: Cơ bắp bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các lớp ngoài
của xương cũng từ đó được tăng lên, sự sắp xếp của các chất mềm [xốp] bên lớp


trong của xương cũng căn cứ vào áp lực và lực kéo của cơ mà thích nghi. Đây
chính là sự tăng lên về sự kiên cố của xương, từ đó có thể chịu đựng được phụ tải
lớn, nâng cao năng lực chống chịu áp lực, trọng lượng lớn, sự kéo dài và xoay
chuyển…của xương.
Ví dụ: Vận động viên thể dục thực hiện động tác kéo tay xà đơn. Khi thực hiện
động tác này, hai tay của vận động viên luôn phải chịu trọng lực của cơ thể và lực
kéo tay của cơ bắp. Nếu thường xuyên tập luyện động tác này sẽ làm cho xương của
hai tay có sự thích nghi với việc chịu đựng 2 lực kể trên và từ đó năng lực chịu tải
của xương 2 tay đã được nâng lên. Cũng như thế, đối với các động viên cầu lông,
bắn súng thì tay thuận sẽ to và khoẻ hơn, các vận động viên nhảy cao, nhảy xa,
xương ở chân sẽ khoẻ hơn ở người thường…
Điều này đã nói rõ một vấn đề: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì sự
phát triển của xương được nâng lên rõ rệt.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều cao
của các em thiếu niên nhi đồng. Chiều cao hoặc tốc độ trưởng thành được quyết
định bởi tốc độ tăng trưởng của thời kỳ dài xương của các em thiếu niên nhi đồng.
Đối với sự phát triển của xương thì đầu mút xương là hết sức quan trọng. Thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, từ đó mà
tăng được lượng vật chất dinh dưỡng mà sự phát triển mà đầu mút xương đòi hỏi.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội
phân tiết là kích thích sự sinh trưởng của đầu mút xương, do vậy mà thúc đẩy sự
chuyển hoá vitamin D, tăng cường sự cung cấp các nguyên liệu tạo ra xương, điều
này có lợi cho phát triển và trưởng thành của xương.
Căn cứ vào điều tra, khi so sánh những người thường xuyên tập luyện thể dục
thể thao và những người không thường xuyên tập luyện cho thấy chiều cao chênh
lệch từ 4- 8 cm.. Trước khi cơ thể trưởng thành, thông qua tập luyện thể dục thể
thao có thể cải thiện sự cung cấp máu của xương, tăng cường sự trao đổi chất, kích
thích sự phát triển của xương, làm cho sự cốt hóa được diễn ra liên tục. Đồng thời
rèn luyện thân thể với các loại động tác cũng có tác dụng kích thích rất tốt đối với
sự phát triển của xương, có thể thúc đẩy phân tiết kích thích tố cũng có tác dụng

thúc đẩy việc phát triển chiều cao của các em học sinh lứa tuổi 10-14 giữa trường
TDTT chuyên nghiệp và trường không chuyên [xem bảng 1].
Bảng 1: Bảng so sánh chiều cao nam, nữ học sinh trường chuyên và không
chuyên TDTT
Chiều cao
Nam Nữ
Tuổi Trường chuyên
TDTT
Trường không
chuyên
Trường chuyên
TDTT
Trường không
chuyên
10 138.57 135.46 140.39 134.26
11 144.6 140.58 149.57 140.8
12 148.2 145.6 155.53 147.33
13 158.13 152.38 158.0 151.64
14 162.9 153.4 158.0 151.64
Nơi các xương trong cơ thể kết nối với nhau và cũng dựa vào đó để hoạt động
gọi là khớp, bao gồm có dây chằng và cơ. Dây chằng có tác dụng gia tăng sự kiên
cố cho khớp, còn cơ thì không những có thể gia tăng sự kiên cố cho khớp mà còn
có tác dụng lôi kéo làm cho khớp vận động. Khớp là đầu mối quan trọng cho sự
liên kết các xương với nhau. Tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học, hệ
thống vừa có tác dụng làm tăng tính ổn định của khớp, vừa có thể tăng cường sự
linh hoạt và biên độ của khớp. Tập luyện thể dục thể thao có thể gia tăng mật độ và
độ dày của mặt khớp, đồng thời cùng làm phát triển các cơ bao quanh khớp, tăng
cường sức mạnh cho ổ khớp và dây chằng bao quanh khớp. Do vậy, có thể làm tăng
thêm tính ổn định và kiên cố của khớp, tăng cường cho khớp lực chống đỡ lại các
phụ tải tác động lên khớp.

Ví dụ:Trong khi biểu diễn xiếc, có một diễn viên cao lớn ở phía dưới còn một số
diễn viên khác thì đứng lên trên anh ta để thực hiện một số tiết mục, như vậy các
khớp của vị diễn viên cao lớn này đã phải gánh chịu một áp lực lớn tương đương với
tổng trọng lượng của số diễn viên kia.
Khi tăng cường tính ổn định và kiên cố của khớp, do vì ổ khớp, dây chằng và
cơ bao quanh khớp được tăng cường về tính đàn hồi và tính co duỗi thì biên độ và
tính linh hoạt của khớp cũng không ngừng được tăng cường. Trong biểu diễn môn
thể dục tự do, các khớp của VĐV đã hoạt động với biên độ rất lớn ví như làm động
tác uốn cầu vồng hay xoạc ngang, nếu như không thường xuyên tập luyện sẽ không
thể thực hiện được.
Bất kể vận động nào của con người đều biểu hiện bởi hoạt động của cơ bắp,
do vậy sự phát triển của cơ bắp là hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng
lực lao động và vận động.
Rèn luyện thân thể sẽ cải biến cơ bắp một cách rõ rệt, làm cho số lượng sợi cơ
tăng lên từ đó mà thể tích bắp cơ tăng lên. Ở người bình thường thì trọng lượng cơ
bắp chiếm 35- 45% trọng lượng cơ thể, nhưng thông qua tập luyện thể dục thể thao
có thể tăng lên đến 50%. Ở trung học và tiểu học có rất nhiều em chân tay ngực
không thấy cơ bắp, chỉ cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì hiện tượng
này sẽ giảm đi, thay vào đó là một cơ thể khoẻ mạnh và đẹp. Khi tập luyện, cơ bắp
và xương được tăng cường hoạt động, sự cung cấp máu được tăng lên, Prôtêin và
dinh dưỡng được tăng cường, năng lực dự trữ của cơ cũng tăng lên, số lượng sợi cơ
tăng lên, vì vậy mà bắp cơ to dần lên, sức mạnh của cơ bắp cũng theo đó mà tăng
lên. Do các tế bào cơ được tăng cường, năng lực kết hợp với Ôxy tăng lên, khả
năng dự trữ các chất dinh dưỡng và đường tăng lên, số lượng mao mạch trong cơ
bắp tăng lên nhiều…điều này thích ứng với các yêu cầu của lao động và hoạt động.
Thông qua tập luyện thể dục thể thao còn có thể nâng cao năng lực khống chế
cả hệ thống thần kinh đối với hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bởi tốc độ phản
ứng, độ chuẩn xác và tính nhịp điệu đều được nâng lên. Khi cơ bắp làm việc, sự
tiêu hao năng lượng được giảm xuống nhưng hiệu quả vẫn được nâng lên. Những
điều này làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền và tính linh hoạt…đều tốt hơn nhiều so

với người bình thường. Ngoài ra vẫn còn giúp cho cơ thể phòng tránh được các loại
chấn thương do sự hoạt động kịch liệt của cơ bắp trong quá trình tập luyện hay
trong hoạt động đời sống hàng ngày.
I.2.Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp
Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2
của cơ thể, khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về Oxy, chính vì
vậy mà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống
hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành
tập luyện thể dục thể thao trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ Oxy,
từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp, cải thiện cơ
năng hệ thống hô hấp.
Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao năng lượng,
năng lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ thể. Những vật chất dự
trữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng lượng đòi hỏi phải có một qúa trình
Oxy hoá, do vậy, cơ thể bắt buộc phải không ngừng sử dụng Oxy từ môi trường bên
ngoài và thở ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấp.
Hệ thống hô hấp bao gồm phổi, khí quản, mũi.. trong đó phổi là nơi trao đổi
khí, còn lại đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong trạng thái yên tĩnh mỗi phút đòi
hỏi 0,25- 0,3 ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có
thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không được sử
dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ đó chức năng của hệ thống hô hấp sẽ giảm đi mạnh mẽ
và rất dễ mắc bệnh.
Bảng: Sự khác biệt về chức năng hô hấp giữa người thường và người thường
xuyên lập luyện thể dục thể thao
Nội dung Người thường
Người thường xuyên
Tập luyện TDTT
Hệ thống hô hấp
Cơ năng hô hấp không phát
triển, công năng hô hấp giảm

Cơ năng hô hấp phát triển, công
năng hô hấp nâng lên rõ rệt
Tần số hô hấp 12-18 lần/ phút 8-12 lần/ phút
Dung tích sống
Nữ 2000-2500 ml; nam 3000-
36000 ml
Nữ 3000-4000 ml; nam 4000-
5000 ml
Lượng hấp thụ
Oxy
Khi vận động 2,5-3 lít/ phút
[lớn gấp 10 lần khi yên tĩnh]
Khi vận động 4,5-5,5 lít/ phút
[lớn gấp 20 lần khi yên tĩnh]
Lượng thông khí
phổi
Khi vận động: 70-75 lần/ phút Khi vận động 80-120 lần/ phút
Chức năng hô hấp được cải thiện ở một số mặt sau:
1. Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với
lượng vận động lớn.
Cơ hô hấp chủ yếu là cơ hoành cách, cơ gian sườn, ngoài ra còn có thêm cơ
bụng, khi hít thở sâu các nhóm cơ ở ngực lưng cũng có tác dụng phụ trợ. Tập luyện
thể dục thể thao thường xuyên sẽ tăng cường cơ hô hấp do vậy mà chu vi lồng ngực
tăng lên nhiều.
Sự trưởng thành của cơ hô hấp làm cho biên độ của động tác hô hấp lớn lên,
hô hấp ở người bình thường khi hít vào hết sức và thở ra hết sức sự chênh lệch về
chu vi lồng ngực không nhiều [gọi là hô hấp kém] chỉ có 5-8 cm, ở người thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao sự khác biệt này là có thể lên tới 9-16 cm. Vì vậy
tiến hành tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là có lợi cho việc nâng cao chức
năng của hệ thống hô hấp.

2. Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ Oxy và thải CO2.
Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ và sự
sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể
thao đặc biệt là làm các động tác gập duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô
hấp được tăng cường, lồng ngực to lên điều này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục
của tổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích
sống tăng lên. Ngoài ra khi tập luyện thể dục thể thao với các vận động hít thở
mang tính thường xuyên cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của dung tích sống. Ở
người bình thường dung tích sống chỉ khoảng 3500 ml, ở những người thường
xuyên tập luyện thể dục thể thao tính đàn hồi của phổi tăng lên rõ rệt, sức mạnh của
cơ hô hấp tăng nhiều, dung tích sống lớn hơn người bình thường khoảng 1000 ml.
3. Tăng cường độ sâu hô hấp.
Ở người bình thường hô hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số yên tĩnh
khoảng 12-18 lần/ phút, ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hô hấp
sâu và chậm lúc yên tĩnh tần số hô hấp khoảng 8-12 lần/ phút. Như vậy có nghĩa là
các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác biệt này còn biểu hiện rõ
nét hơn trong khi vận động.
Ví dụ: Trong cùng một điều kiện, cùng một lượng vận động [vận động nhẹ
nhàng] ở người bình thường tần số hô hấp lên tới khoảng 32 lần/phút, mỗi lần hô
hấp dung lượng chỉ khoảng 300 ml, trong một phút tổng dung lượng hô hấp là 300
ml
×
32= 9600 ml. Nhưng ở vận động viên tần số hô hấp lại là 16 lần/phút, mỗi lần
hô hấp dung lượng đạt 600 ml, tổng dung lượng trong 1 phút thu được là 600 ml
×
16= 9600 ml.
Từ thống kê trên có thể thấy, ở người bình thường và vận động viên trong
cùng 1 phút thì dung lượng hô hấp là tương đồng. Nhưng trên thực tế, thì sự giao
đổi Oxy và CO2 lại khác nhau bởi lẽ mỗi lần hô hấp thì có khoảng 150 ml không
khí được lưu lại trong đường hô hấp mà không thể vào trong phế bào để tiến hành

giao đổi. Do đó lượng khí giao đổi sẽ là:
Ở người bình thường: [300 ml - 150 ml] × 32 = 4800 ml.
Ở vận động viên là: [600 ml - 150 ml] × 16 = 7200 ml.
Điều này cho thấy khi cơ bắp làm việc thì nhu cầu về Oxy tăng lên, ở người
bình thường sẽ phải tăng tần số hô hấp để đáp ứng nhu cầu đó do vậy khi vận động
thường thở gấp. Nhưng ở vận động viên do vì cơ năng hô hấp được nâng lên, hô
hấp sâu. Trong cùng một điều kiện như nhau, tần số hô hấp chưa cần tăng cao thì đã
đáp ứng đủ nhu cầu không khí để giao đổi do đó có thể làm việc được trong thời
gian dài mà không dễ mắc bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề